Mẹ bầu ăn nấm có tốt không?
Nấm là thực phẩm được xếp vào danh sách chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Và đối với phụ nữ mang thai cũng vậy. Mẹ bầu ăn nấm được chế biến đúng cách và tuyệt đối an toàn sẽ an toàn cho sức khỏe. Không những vậy, những dưỡng chất tuyệt vời có trong nấm cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nấm là loại thực vật vừa phát triển tự nhiên vừa có thể trồng được. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nấm khác nhau. Một số loại nấm thông dụng và được nhiều người biết tới như nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ,…
Lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu ăn nấm
Vitamin B
Nấm có nhiều lượng vitamin B. Mẹ bầu ăn nấm tốt cho da, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
- Vitamin B gồm: thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3) và axit pantothenic (B5).
- Một chén nấm mỡ sẽ cung cấp khoảng 8% lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
- Thiamin, niacin và pantothenic giúp hình thành cơ thể khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ thần kinh cho thai nhi.
Vitamin D
Lượng vitamin D nhiều trong nấm đem đến giá trị dinh dưỡng cao, mẹ bầu ăn nấm sẽ có được những lợi ích sau:
- Vitamin D điều hòa sự hấp thu của canxi trong cơ thể, giúp hình thành xương và răng cho thai nhi.
- Một chén nấm hương chứa khoảng 12,6IU vitamin D.
- Nấm là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, thường ít thấy trong các nhóm thực phẩm.
Protein
Nấm có chứa lượng protein tốt cho cơ thể, giúp sự phát triển của thai nhi và hình thành khối cơ. Mẹ bầu ăn nấm sẽ cung cấp được một lượng protein từ thực vật cho cơ thể. Bổ sung nấm vào thực đơn thai kỳ là một việc làm hoàn toàn đúng đắn.
Sắt
Khi mang thai, cơ thể mẹ cần hemoglobin để hình thành tế bào máu, đặc biệt nhiều hơn bình thường. Sắt là nguyên tố chính để hình thành hemoglobin và nấm là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể. Bổ sung nấm vào thực đơn hàng ngày là cách bổ sung sắt tốt nhất cho cơ thể mẹ bầu.
Chất xơ và chất chống oxy hóa
Nấm còn cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ giúp điều hòa cơ thể bạn trong suốt quá trình mang thai.
Chất chống oxy hóa như selen và ergothionein giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và mệt mỏi, giúp bạn luôn tích cực và sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn nấm
Lưu ý khi chọn nấm
- Nấm có bề ngoài đẹp, nhiều màu sắc thường là nấm độc vì có chứa psilocybin. Chất này tác động đến thần kinh và ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ đề nghị thai phụ và phụ nữ cho con bú nên tránh xa các loại nấm này.
- Nấm tươi cũng là vấn đề lớn khi chúng là chất sinh ung thư. Vì thế, bác sĩ khuyến khích bà bầu ăn nấm đã qua chế biến như nấu, nướng, sấy khô hay chiết xuất và thuốc từ nấm. Một lượng nhỏ chất sinh ung thư có thể được loại bỏ khi bạn chế biến hay sấy khô nấm. Hơn nữa, nấm qua chế biến sẽ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, cung cấp chất xơ, chất khoáng và vitamin cho cơ thể.
- Nấm khi mua cần lưu ý chỉ chọn nấm còn tươi, nguyên vẹn, có hình dáng đầy đặn, sờ vào có cảm giác chắc, mũ nấm khép kín bao che những phiến mỏng ở bên dưới.
Cách bảo quản nấm đúng
- Nấm khi được bảo quản kỹ lưỡng thì có thể sử dụng khoảng 4 – 5 ngày sau khi hái. Nên cho vào hộp thoáng khí cất tủ lạnh, không nên cho nấm vào túi nilong bịt kín vì nấm sẽ nhanh hỏng.
- Bà bầu ăn nấm cần ăn với lượng vừa phải. Vì ăn quá nhiều nấm sẽ rất dễ gây ra tình trạng khó tiêu, bởi nấm có tính mát nên rất dễ bị lạnh bụng.
- Trước khi chế biến thì nên rửa sạch hết bụi đất trên nấm rồi ngâm vào trong nước nóng khoảng 15 phút.
- Tuyệt đối không nên sử dụng loại nấm không rõ nguồn gốc và nấm mọc dại mà không biết đó là nấm gì để đảm bảo an toàn.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Top món ăn vặt dành cho mẹ bầu công sở
- Món ngon từ rong biển dành cho mẹ bầu
- Top 6 lý do mẹ bầu không nên ăn thức ăn nhanh
- Top 5 loại rau sống mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ
- Top 9 lợi ích của rau xà lách đối với mẹ bầu
- Lợi ích tuyệt vời của ngao mang lại cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng hợp