Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị hồng cầu lưỡi liềm trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm (tên tiếng Anh Sickle cell anemia) là một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ oxy trong cơ thể người bệnh. Mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu hồng cầu trong thai kỳ còn làm tăng nguy cơ sảy thai, cao huyết áp và sinh non. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp mẹ bầu mắc bệnh có khả năng di truyền sang thai nhi là rất cao.
Mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm nên ăn gì: Củ dền


Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và đặc biệt là Vitamin C. Ngoài ra, Củ dền còn rất giàu oxit nitric, beta-carotene và flavonoid giúp kích thích tủy sống tái tạo cũng như sản sinh các tế bào hồng cầu mới. Điều này sẽ hỗ trợ tái tạo lượng máu bị thất thoát trong quá trình bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Củ dền còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi; đồng thời tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình sinh nở diễn ra được dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể dùng củ dền để nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép để làm
[elementor-template id="263870"]
Những món ăn từ củ dền tốt cho mẹ bầu:
- Nước ép củ dền
- Canh củ dền nấu sườn non
- Salad củ dền thịt ức gà
- Canh cà rốt củ dền nấu tôm
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn củ dền
- Củ dền có chứa betain, có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa khác trong thai kỳ
- Lượng nitrat có trong củ dền có thể gây mệt mỏi và suy nhược trong thời gian mang thai.
- Uống nhiều nước ép củ dền trong thời gian mang thai có thể gây tê liệt dây thanh quản.
- Ăn nhiều củ dền có thể khiến nước tiểu và phân có màu đỏ như máu.
- Tình trạng này được gọi là beeturia
- Hàm lượng oxalat cao trong củ dền có thể gây sỏi thận.
Mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm nên ăn gì: Rau má


Đây là loại rau có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã từng bị tổn thương. Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa thiếu máu và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả. Mẹ bầu có thể nấu canh rau má hay ép lấy nước uống mỗi ngày.
Món ăn ngon từ rau má cho mẹ bầu
- Canh rau má nấu nghêu
- Gỏi rau má thịt bò
- Nước rễ tranh rau má mía lau
- Rau má nước dừa
- Sữa đậu xanh rau má
- Canh rau má thịt bằm
Lưu ý khi mẹ bầu sử dụng rau má
Những phản ứng dị ứng với rau má mà bạn có thể mắc phải bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da, bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau là khá hiếm nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má.
Mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm nên ăn gì: Củ cải trắng


Củ cải trắng không chỉ được dùng để làm phong phú bữa ăn mà còn có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Trong củ cải trắng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm viêm. Những hợp chất này trong củ cải có tác dụng sản sinh hồng cầu, tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển tối đa lượng oxi có trong máu. Mẹ bầu nên dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống.
Những lưu ý khi ăn củ cải trắng khi mang bầu
- Không được ăn củ cải sống, nên ăn củ cải đã được nấu chín.
- Không nên ăn nhiều củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
- Tránh ăn những món củ cải muối sẽ rất hại cho bà bầu.
- Bà bầu huyết áp thấp không nên ăn nhiều củ cải trắng.
Một số thực phẩm không thể kết hợp với củ cải trắng
- Ăn củ cải ngay sau khi uống thuốc: Củ cải có chức năng giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.
- Tránh ăn củ cải cùng cà rốt: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao còn trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Bà bầu ăn củ cải trắng cùng lúc với cà rốt sẽ làm mất đi công dụng của nó.
- Không nên ăn cùng mộc nhĩ: Bà bầu ăn củ cải trắng kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.
Mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị hồng cầu lưỡi liềm
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị côn trùng cắn nên ăn gì để vết thương giảm sưng viêm?
- Mẹ bầu bị nôn ra máu nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị nhiều gàu nên ăn gì để giảm bớt tình trạng ngứa da đầu?
- Mẹ bầu bị chua miệng nên ăn gì để cải thiện vị giác?
- Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị đa ối nên ăn gì để giảm các triệu chứng ảnh hưởng thai nhi?
Nguồn: Tổng hợp