Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào khi bị khô da mặt trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị khô da mặt nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Da mặt khô có thể dễ bị thô ráp khi nhìn và sờ vào; bong tróc hoặc cảm giác như bị châm chích dưới da; da chuyển sang màu xám tro hoặc sậm màu. Da mặt bị khô nếu không được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm ,dễ bị kích ứng và có tốc độ lão hóa rất nhanh. Nghiêm trọng hơn, người bị khô da mặt còn có nguy cơ bị mụn tấn công không thua kém gì so với da nhờn.
Mẹ bầu bị khô da mặt nên ăn gì: Dưa leo (Dưa chuột)
Dưa chuột là thực phẩm tuyệt vời để khắc phục da khô. Một quả dưa chuột chứa 287g nước, vitamin A, C và K, folate, canxi, ma-giê, kali, kẽm, selen, phốt pho, axit béo omega-3 và chất xơ. Hàm lượng nước cao của dưa chuột làm cho nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất để trị da khô. Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như: vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch của người mẹ. Mẹ bầu có thể thêm dưa chuột vào món salad, bánh sandwich, nước detox, nấu canh và ăn sống.
Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn dưa chuột quá nhiều
- Gây mất nước: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bà bầu ăn dưa chuột quá nhiều sẽ gây kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở mẹ bầu.
- Gây chướng bụng, đầy hơi: Ngoài việc gây mất nước, ăn nhiều dưa chuột còn dẫn đến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.
Mẹo vặt chọn dưa chuột tốt cho mẹ bầu
- Chọn dưa leo có vỏ màu xanh, sáng không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn.
- Không nên chọn những trái quá lớn vì có thể bị phun nitrat. Chọn quả có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và không bị lẫn tạp chất.
- Bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh trong vòng 10 – 12 ngày. Có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng.
- Không bảo quản dưa chuột chung với các trái cây như: táo, chuối, cà chua, dưa hấu,.. vì chúng có thể làm hư quả.
Mẹ bầu bị khô da mặt nên ăn gì: Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, B6, B3, B2, B1, axit pantothenic, biotin, đồng, kali, phốt pho, chất xơ và carotenoid. Các carotenoid giúp kích thích hoạt động của các enzyme chống oxy hóa. Anthocyanin, một sắc tố khác được tìm thấy trong khoai lang, là chất chống viêm tự nhiên. Vì vậy, bằng cách ăn khoai lang, bạn sẽ có thể khắc phục da khô và loại bỏ độc tố. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Ngoài ra, khoai lang cũng ít calo và không có chất béo.
Những món ăn từ khoai lang
- Chè khoai dẻo
- Khoai lang nướng
- Mứt khoai lang dẻo
- Bánh khoai lang
- Khoai lang chiên vừng mật ong
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn khoai lang
- Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
- Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
- Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
- Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Mẹ bầu bị khô da mặt nên ăn gì: Trứng gà
Trứng có nhiều vitamin A, D, E, folate, choline, protein, axit béo omega-3, omega-6, canxi, kali, phốt pho, selen và natri giúp da trẻ trung, mềm mịn. Lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, trong khi lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ôt và Selen rất lớn, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong trứng gà có chứa lượng lớn acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline. Những chất này rất cần thiết cho sức khỏe của não và sự tăng trưởng tổng thể của thai nhi.
Những món ăn từ trứng cho mẹ bầu
- Trứng gà sốt nấm
- Trứng xào lá hẹ
- Trứng hấp đậu phụ
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng gà
- Nên ăn trứng gà vào bữa sáng
- Không nên ăn trứng gà sống
- Không nên ăn quá nhiều
- Không ăn trứng gà đã để quá lâu
- Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà
Mẹ bầu bị khô da mặt không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị khô da mặt
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì để giảm thình trạng nhiễm bệnh?
- Mẹ bầu bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
- Mẹ bầu bị hôi nách nên ăn gì để giảm mùi hôi cơ thể?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch nông nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị phù chân nên ăn gì để giảm tình trạng đau nhức chân?
Nguồn: Tổng hợp