Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị lao tiết niệu trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Lao tiết niệu là thể lao ngoài phổi thường gặp. Bệnh hình thành do sự lan truyền theo đường máu và đường bạch huyết của vi khuẩn lao từ tổn thương lao sơ nhiễm, thường là ở phổi. Một số triệu chứng thường gặp sau đây: Rối loạn bài tiết nước tiểu; Tiểu ra máu; Tiểu ra mủ; Đau vùng thắt lưng. Điều này khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, đau nhức hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi.
Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì: Bí đao (Bí xanh)


Trong trái bí xanh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như chất xơ, cung cấp nước. Đặc biệt trong bí xanh chứa nhiều glucid, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú, trái bí xanh vô cùng tốt cho sức khỏe bà bầu. Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát). Ngoài ra, nó còn giúp lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo…
[elementor-template id="263870"]
Món ngon từ bí xanh dành cho mẹ bầu
- Canh bí đao nấu giò sống tôm nõn
- Bí đao xào tỏi
- Bí đao nhồi thịt kho tương
- Canh bí đao sườn heo
- Bí đao nấu với tim heo
- Canh bí đao cá thát lát
- Bí đao nấu canh cua
Lưu ý khi bà bầu ăn bí xanh
- Bí xanh không chứa chất béo rất không tốt nếu mẹ ăn bí xanh trong nhiều ngày.
- Bà bầu nên ăn bí xanh 1 tuần/ 1 lần.
- Không ăn nhiều bí xanh để giảm cân, điều đó khiến thai nhi không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không ăn hay uống bí đao sống. Vì trong bí xanh sống chứa tính xà phòng cao
- Bí đao tính hơi hàn, không dùng cho những người tâm dương hư, khi gặp lạnh tâm hồi hộp không yên, chứng phế hàn ho đàm nhiều, chứng tì vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, huyết áp thấp
- Hạn chế dùng hoặc thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu.
Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì: Dưa leo


Trong dưa leo có chứa một hợp chất dinh dưỡng có giá trị cao được gọi là silica. Loại chất này có tác dụng hỗ trợ bàng quang, chống viêm nhiễm và hỗ trợ mô liên hết giúp hạn chế tình trạng bệnh. Ăn dưa chuột với một lượng vừa đủ còn giúp lợi tiểu, tốt hơn cho thận. Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như: vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch của người mẹ. Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, vitamin C có thể làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn dưa chuột quá nhiều
- Gây mất nước: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bà bầu ăn dưa chuột quá nhiều sẽ gây kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở mẹ bầu.
- Gây chướng bụng, đầy hơi: Ngoài việc gây mất nước, ăn nhiều dưa chuột còn dẫn đến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.
Mẹo vặt chọn dưa chuột tốt cho mẹ bầu
- Chọn dưa leo có vỏ màu xanh, sáng không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn.
- Không nên chọn những trái quá lớn vì có thể bị phun nitrat. Chọn quả có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và không bị lẫn tạp chất.
- Bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh trong vòng 10 – 12 ngày. Có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng.
- Không bảo quản dưa chuột chung với các trái cây như: táo, chuối, cà chua, dưa hấu,.. vì chúng có thể làm hư quả.
Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì: Sữa chua


Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các chủng men vi sinh có thể làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo, củng cố đường niệu đạo và chống lại các bệnh tật niệu đạo khác. Ngoài ra, Probiotic cũng tạo nên một hàng rào vi khuẩn bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang. Nguồn bổ sung probiotics chủ yếu từ sữa chua. Để giảm tình trạng bệnh; thì mẹ bầu nên sử dụng sữa chua mỗi ngày; cụ thể là sữa chua không đường để hạn chế hấp thụ đồ ngọt. Sữa chua giúp bổ sung vitamin B12, C, D; và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm.
Món ăn ngon cùng sữa chua cho mẹ bầu
- Salad trộn sữa chua
- Sữa chua dẻo
- Sữa chua kèm ngũ cốc
- Sữa chua kèm trái cây
- Sữa chua nếp cẩm
- Sữa chua đậu đỏ
Một số lưu ý bà bầu ăn sữa chua đúng cách
- Điều đầu tiên cần chú ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn hay để quá lâu.
- Nếu sử dụng sữa chua tự làm nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày không nên để quá để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong sữa chua.
- Hạn chế ăn sữa chua vào lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc có thể dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
- Các mẹ cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sữa chua trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Khi lựa chọn sữa chua mẹ nên lựa chọn những loại ít béo.
Mẹ bầu bị lao tiết niệu không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị lao tiết niệu
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch nông nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch sâu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm cơ tim chu sản nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ
- Mẹ bầu bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ ưu sắc nên ăn gì để cải thiện lượng máu?
Nguồn: Tổng hợp