Site icon Medplus.vn

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?

Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào khi bị nhiễm giun đũa trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, mẹ bầu sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp. Điều này khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì: Đu đủ

Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Quả đu đủ thường được sử dụng như vị thuốc tự nhiên vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm giúp hỗ trợ điều trị giun. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun.

Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất

Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ trước khi bước vào bữa ăn chính để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ

Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì: Cà rốt

Cà rốt chứa lượng lớn lưu huỳnh và một số chất nhuận tràng, có tác dụng tẩy giunBên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, bao gồm kali, vitamin A,m B6, C, acid folic và thiamine,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Cà rốt còn chứa lượng lớn vitamin C rất có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Việc mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hằng ngày cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị dị tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống…

Món ăn từ cà rốt cho mẹ bầu

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà rốt

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa nên ăn gì: Tỏi

Tỏi có tính kháng sinh mạnh mẽ, có tác dụng tiêu diệt và hỗ trợ điều trị giun ký sinh trong cơ thể. Tỏi là gia vị có chứa nhiều sulfur (lưu huỳnh); đây là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường và điều trị nhiễm trùng rất tốt.

Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi

Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa không nên ăn gì

Lưu ý cho mẹ bầu bị nhiễm giun đũa

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó mẹ bầu cần:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version