Mẹ bầu bị nhiễm sán chó thường gặp nhiều tình trạng khó chịu (ngứa ngáy), sức khỏe suy yếu (sút cân, sốt, ảnh hưởng đến nội tạng,…) cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào khi bị nhiễm sán chó trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Nhiễm sán chó sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh. Những trường hợp nặng, không được kiểm soát, điều trị sớm, có thể làm tăng tỷ lệ hư thai và sảy thai. Trong trường hợp nặng, mật độ giun sán ký sinh nhiều trong cơ thể thì bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải hội chứng viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, đau bụng, viêm màng bồ đào và tăng bạch cầu.
Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì: Tỏi
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một vài người sử dụng tỏi như một phương pháp hỗ trợ khi bị nhiễm giun kim, giun sán và giun đũa. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm virus. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường và điều trị nhiễm trùng rất tốt.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các mẹ sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì: Chuối hột
Để tẩy giun nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà, mẹ bầu nên ăn vài quả chuối hột chín mỗi ngày. Bởi trong loại quả tự nhiên này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng nhuận tràng và làm sạch hệ tiêu hóa, đường ruột, rất tốt ở những trường hợp muốn đài thải giun ra ngoài cơ thể. Hàm lượng vitamin B6 có trong loại quả này rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa chất béo, đạm và carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và trí não ở thai nhi.
Món ngon từ chuối hột tốt cho bà bầu
- Giò heo hầm chuối chát
- Chuối chát kho nấm
Một số lưu ý khi bà bầu ăn chuối hột
- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù chuối hột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên theo khuyến cáo, bà bầu ăn chuối chát không ăn quá 2 trái mỗi ngày. Đồng thời, chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.
- Không nên ăn sống: Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng nên nấu chín chúng trước khi ăn. Vì ăn sống rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
- Không ăn chuối khi bụng rỗng: Không ăn chuối hột và bất cứ loại chuối nào lúc bụng rỗng. Bởi hàm lượng magie trong chuối có thể gây ức chế tim mạch và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.
Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì: Rau sam
Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun. Rau sam có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận… Bà bầu ăn rau sam là cách thanh nhiệt vô cùng hiệu quả. Rau sam chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong rau sam có thể chuyển thành dạng gel. Đi qua đường ruột giúp quá trình thẩm thấu dinh dưỡng cũng như quá trình bài tiết ở thành đại tràng trở nên tốt hơn.
Một số món ăn chế biến rau sam cho bà bầu
- Canh rau sam thịt bằm
- Canh rau sam nấu cá rô đồng
- Rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt
Lưu ý khi mẹ bầu ăn rau sam
3 tháng đầu đời bạn hoàn toàn không nên ăn rau sam, đặc biệt người từng phá thai. Vì các chất độc trong rau sam sẽ tích trữ trong cơ thể bạn. Khi đó chất xơ có trong rau sam cũng thành chất không tốt cho cơ thể bạn. Rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Khi ăn, tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu bị nhiễm sán chó không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nhiễm sán chó
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị tăng nhãn áp nên ăn gì để cải thiện tình trạng mắt?
- Mẹ bầu bị lẹo mắt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị nổi mụn cóc nên ăn gì để giảm tình trạng mụn?
- Mẹ bầu bị nổi mụn thịt nên ăn gì để giảm tình trạng lây lan?
- Mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp