Mẹ bầu mắc bệnh phổi kẽ thường có triệu chứng khó thở gắng sức và tăng dầu, nặng ngực, ho khan,… Ngoài ra, còn có thể bị ho ra máu, đau khớp và ngón tay dùi trống. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị phổi kẽ trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Bệnh phổi kẽ còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm xơ hóa vô căn, phế nang viêm. Đây là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương các tổ chức kẽ của phổi như vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu. Các bệnh phổi kẽ thường có chung triệu chứng lâm sàng, tiến triển mạn tính, dễ dẫn đến xơ phổi, sau cùng gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của cơ thể.
Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì: Trứng gà
Trứng có nhiều protein, lòng trắng trứng gần như là protein nguyên chất. Lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, trong khi lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ôt và Selen rất lớn, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong trứng gà có chứa lượng lớn acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline. Lòng đỏ trứng còn chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe đường hô hấp; tái tạo niêm mạc, vách phế nang bị tổn thương
Những món ăn từ trứng cho mẹ bầu
- Trứng gà sốt nấm
- Trứng xào lá hẹ
- Trứng hấp đậu phụ
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng gà
- Nên ăn trứng gà vào bữa sáng
- Không nên ăn trứng gà sống
- Không nên ăn quá nhiều
- Không ăn trứng gà đã để quá lâu
- Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà
Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì: Cam
Cam tham gia vào quá trình giải phóng sắt và kẽm, có ích cho hệ thống miễn dịch. Bà bầu ăn cam có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Trong cam chứa hàm lượng vitamin C khá cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ và bé. Ngăn chặn tác động có hại của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng đến phổi. Hàm lượng chất xơ trong cam cũng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi và các khó chịu đường ruột khác khi mang thai ở bà bầu.
Những món ăn dinh dưỡng từ cam cho mẹ bầu:
- Tôm sốt cam cho bà bầu
- Bò sốt cam cho bà bầu
- Salad ức gà sốt cam cho bà bầu
- Thịt gà áp chảo sốt cam cho bà bầu
- Sườn non sốt cam cho bà bầu
Lưu ý khi bà bầu ăn cam
- Tốt nhất là sử dụng cam tươi để tiêu thụ để đảm bảo dinh dưỡng. Tránh các sản phẩm cam được đóng gói, chế biến sẵn vì trong đó chứa chất bảo quản.
- Không nên uống hay ăn cam ở các hàng quán bên ngoài để đảm bảo vệ sinh.
- Khi mua cam cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảm cam không có thuốc kích thích hay trừ sâu gây hại cho sức khỏe.
- Theo viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, bà bầu chỉ nên tiêu thị 85mg vitamin C mỗi ngày, tương đương với 2 quả cam. Nếu mẹ bầu tiêu thụ thêm các loại trái cây và thực phẩm khác cùng ngày, hãy xem lượng vitamin C có trong mỗi loại để đảm bảo cân bằng nhé.
- Bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì không nên ăn cam vì có thể làm bệnh nặng hơn.
Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì: Gừng
Thêm gừng vào các loại thức ăn hay nước uống chính là cách bổ sung thêm Vitamin C và sắt. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Gừng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn; có rất nhiều khả năng sát trùng, chống viêm nhiễm. Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp. Trà gừng pha với chanh, mật ong rất tốt cho người bệnh viêm lợi. Trà này dùng khi còn ấm có tác dụng thư giãn, giảm đau nhức đầu. Các hợp chất chống viêm ở gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Món ăn ngon với gừng cho mẹ bầu
- Cá trê kho gừng
- Cá chỉ vàng sốt gừng xì dầu
- Gà kho gừng
- Cháo gừng hành
- Thịt ba chỉ kho gừng
- Cá trê hấp gừng ớt chuông
- Cua hấp gừng sốt chanh leo.
Lưu ý khi bà bầu ăn gừng
- Để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất từ gừng, bà bầu nên ăn gừng vào buổi sáng và hạn chế ăn gừng vào buổi tối.
- Không nên ăn quá nhiều gừng, bởi có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt.
- Khi bị mất ngủ không nên ăn gừng. Ngoài ra những người bị sốt cao, loét dạ dày và tiểu đường cũng không nên sử dụng thực phẩm này.
- Không ăn gừng bị đập dập, nên sử dụng gừng tươi hoàn toàn
Mẹ bầu bị phổi kẽ không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị phổi kẽ
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch nông nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch sâu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm cơ tim chu sản nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ
- Mẹ bầu bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ ưu sắc nên ăn gì để cải thiện lượng máu?
Nguồn: Tổng hợp