Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ. Vậy làm thế nào khi bị thiếu nước trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể?
Một số triệu chứng phổ biến khi cơ thể mất nước là: Khát nước, có thể thấy khát rất nhiều. Cảm thấy chóng mặt hay bị choáng váng. Đánh trống ngực; Tiểu ít; Khô miệng; Nước tiểu có màu vàng đậm và đặc; Yếu cơ; Da khô. Các triệu chứng này có thể khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, đau nhức hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi.
Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì: Bí đao (Bí xanh)
Trong trái bí xanh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như chất xơ, cung cấp nước. Đặc biệt trong bí xanh chứa nhiều glucid, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú, trái bí xanh vô cùng tốt cho sức khỏe bà bầu. Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát). Ngoài ra, nó còn giúp lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo…
Món ngon từ bí xanh dành cho mẹ bầu
- Canh bí đao nấu giò sống tôm nõn
- Bí đao xào tỏi
- Bí đao nhồi thịt kho tương
Lưu ý khi bà bầu ăn bí xanh
- Không nên ăn nhiều bí xanh. Bí xanh không chứa chất béo rất không tốt nếu mẹ ăn bí xanh trong nhiều ngày.
- Bà bầu nên ăn bí xanh 1 tuần/ 1 lần.
- Không ăn nhiều bí xanh để giảm cân, điều đó khiến thai nhi không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không ăn hay uống bí đao sống. Vì trong bí xanh sống chứa tính xà phòng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa.
- Những bà bầu huyết áp thấp không nên ăn bí đao vì sẽ làm cho tình trạng thêm tồi tệ.
Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì: Dưa leo
Các loại cây họ bầu bí thường có vị thanh mát và mọng nước bao gồm cả người họ hàng nổi tiếng của dưa hấu: dưa leo. Dưa leo chính là thực phẩm giữ vị trí đứng đầu trong danh sách trái cây và rau củ giúp bù nước cho cơ thể. Được cấu thành từ 96% là nước, loại dưa này không hề chứa chất béo bão hòa hay cholesterol, đồng thời lại giàu vitamin K, vitamin B6 và sắt. Ăn dưa chuột với một lượng vừa đủ còn giúp lợi tiểu, tốt hơn cho thận.
Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn dưa chuột quá nhiều
- Gây mất nước: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bà bầu ăn dưa chuột quá nhiều sẽ gây kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở mẹ bầu.
- Gây chướng bụng, đầy hơi: Ngoài việc gây mất nước, ăn nhiều dưa chuột còn dẫn đến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.
Mẹo vặt chọn dưa chuột tốt cho mẹ bầu
- Chọn dưa leo có vỏ màu xanh, sáng không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn.
- Không nên chọn những trái quá lớn vì có thể bị phun nitrat. Chọn quả có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và không bị lẫn tạp chất.
- Bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh trong vòng 10 – 12 ngày. Có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng.
- Không bảo quản dưa chuột chung với các trái cây như: táo, chuối, cà chua, dưa hấu,.. vì chúng có thể làm hư quả.
Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì: Cần tây
Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể; và trung hòa lượng axit trong dạ dày. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là cần tây có chứa đến 95% là nước, đồng thời lại giàu chất xơ và chất khoáng bao gồm kali và vitamin K. Vì thế, bạn có thể thêm cần tây vào chế độ ăn hằng ngày của mình để cung cấp nước cho cơ thể. Trong cần tây có chứa nhiều chất chống viêm, nếu thường xuyên ăn rau cần tây tình trạng viêm nhiễm các bộ phận trên cơ thể sẽ được hạn chế.
Món ngon kèm cần tây tốt cho mẹ bầu:
- Món tôm xào rau cần tây ngọt mát.
- Thịt bò trộn rau cần nằm trong top 8 món ngon từ rau cần tây.
- Ngân nhĩ trộn với rau cần tây.
- Món nộm tôm nõn rau cần tây.
- Canh cần tây kết hợp hải sâm, mộc nhĩ
- Canh thịt lợn, cần tây, nấm hương, lá sen.
Lưu ý mẹ bầu khi sử dụng cần tây
- Bà bầu không nên ăn cần tây với dưa chuột. Rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này.
- Bà bầu không ăn cần tây cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng. Những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát. Kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
- Bà bầu không ăn cần tây với hàu. Điều đó không làm suy giảm lượng vitamin B1, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
Mẹ bầu bị thiếu nước không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị thiếu nước
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị nhiễm sán chó nên ăn gì để giảm thình trạng nhiễm bệnh?
- Mẹ bầu bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?
- Mẹ bầu bị hôi nách nên ăn gì để giảm mùi hôi cơ thể?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch nông nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
- Mẹ bầu bị huyết khối tĩnh mạch não nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị phù chân nên ăn gì để giảm tình trạng đau nhức chân?
Nguồn: Tổng hợp