Tỷ lệ người mắc bệnh u tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới và điều này khiến nhiều người lo lắng mức độ ảnh hưởng của nó đến việc sinh con. Vậy làm thế nào khi bị u tuyến giáp trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
U tuyến giáp đa phần lành tính những vẫn có một số trường hợp u ác tính. Đối với u ác tính, việc điều trị là bắt buộc và trong thời gian điều trị người bệnh không nên mang thai bởi các phương pháp điều trị như phóng xạ, xạ trị, hóa trị… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì: Ngũ cốc
Iod là chất quan trọng trong sản xuất hooc môn tuyến giáp và làm giảm sự phát triển của u tuyến giáp lành tính. Một số thực phẩm giàu Iod đó là: Ngũ cốc. Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm, đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đối với tim mạch, những loại thực phẩm này đặc biệt có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm cholesterol xấu trong máu.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc cho phụ nữ mang thai:
- Ngũ cốc yến mạch cho bà bầu
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân cho bà bầu
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín cho bà bầu
- Bánh quy ngũ cốc cho phụ nữ mang thai
Lưu ý mẹ bầu khi dùng ngũ cốc
Mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc trong tất cả các tháng của thai kỳ. Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng:Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng và chuyển đến thai nhi.
- Ăn bữa phụ:Mẹ có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ, ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thèm ăn vặt, mẹ có thể ăn ngũ cốc thay các món ăn vặt thông thường. Điều này vừa giúp mẹ bầu thoát được cơn thèm ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì: Trứng gà
Trong thực đơn tư vấn người mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì, trứng là thực phẩm bổ dưỡng được chuyên gia khuyên dùng. Lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, trong khi lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ôt và Selen rất lớn, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và bảo vệ tuyến giáp. Trong trứng gà có chứa lượng lớn acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline. Những chất này rất cần thiết cho sức khỏe của não và sự tăng trưởng tổng thể của thai nhi.
Những món ăn từ trứng cho mẹ bầu
- Trứng gà sốt nấm
- Trứng xào lá hẹ
- Trứng hấp đậu phụ
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng gà
- Nên ăn trứng gà vào bữa sáng
- Không nên ăn trứng gà sống
- Không nên ăn quá nhiều
- Không ăn trứng gà đã để quá lâu
- Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà
Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì: Cá ngừ
Theo các chuyên gia, các loại hải sản tôm, cá, cua,… có chứa nhiều khoáng chất cực tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung như: iốt, omega-3, kẽm, vitamin A, vitamin B và Selen. Trong đó, họ nhà cá là nguồn thực phẩm giàu protein nạc, giàu vitamin B, axit amin và magie, luôn đứng đầu danh sách khi được hỏi người mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì. Hầu hết các loại cá đều rất tốt vì có omega 3, nhưng cá ngừ là loại cá đặc biệt giàu lysine. Lysine là thành phần của nhiều loại protein. Có công dụng duy trì hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
Món ăn từ cá ngừ tốt cho bà bầu
- Cá ngừ sốt cà chua
- Cá ngừ kho tiêu
Một số lưu ý khi bà bầu ăn cá ngừ
- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù có hàm lượng thủy ngân khá thấp, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Hàm lượng thủy ngân tích tụ lâu ngày sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm
- Không nên ăn cá ngừ sống: Ăn chín uống sôi là tiêu chí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
- Không nên ăn cá ngừ đóng hộp: Cá ngừ đóng hộp chứa nhiều muối, làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp.
Mẹ bầu bị u tuyến giáp không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị u tuyến giáp
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm thanh quản nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị sốt siêu vi nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị viêm phổi nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị vôi hóa nhau thai nên ăn gì để giảm lượng canxi thừa?
- Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị són tiểu nên ăn gì để cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Nguồn: Tổng hợp