Site icon Medplus.vn

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì để tăng vị giác cho bữa ăn?

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì để tăng vị giác cho bữa ăn?

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì để tăng vị giác cho bữa ăn?

Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi miệng có vị kim loại? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì để tăng vị giác cho bữa ăn?

Hormone thai kỳ dường như là một yếu tố kiểm soát cảm giác vị giác của mẹ bầu. Sự thay đổi nồng độ estrogen khi mang thai có thể làm bà bầu bầu cảm thấy vị kim loại trong miệng. Chán ăn, bỏ bữa khiến mẹ bầu không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thai nhi bị ốm yếu, có khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì: Cần tây

Những loại rau củ giòn và ít màu tốt cho sức khỏe răng miệng như Cần tây. Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể; và trung hòa lượng axit trong dạ dày. Trong cần tây có chứa  nhiều các chất alkaloids, volatile, flavonoids và tannins. Đây là những chất giúp cho chất nhầy dạ dày được tiết ra đều đặn; và bảo vệ dạ dày khỏi lượng axit mà hệ thống tiêu hóa tự tiết ra – một trong những nguyên nhân gây miệng có vị kim loại.

Món ngon kèm cần tây tốt cho mẹ bầu:

  • Món tôm xào rau cần tây ngọt mát.
  • Thịt bò trộn rau cần nằm trong top 8 món ngon từ rau cần tây.
  • Ngân nhĩ trộn với rau cần tây.
  • Món nộm tôm nõn rau cần tây.
  • Canh cần tây kết hợp hải sâm, mộc nhĩ
  • Canh thịt lợn, cần tây, nấm hương, lá sen.

Lưu ý mẹ bầu khi sử dụng cần tây

  • Bà bầu không nên ăn cần tây với dưa chuột. Rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này.
  • Bà bầu không ăn cần tây cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng. Những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát. Kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
  • Bà bầu không ăn cần tây với hàu. Điều đó không làm suy giảm lượng vitamin B1, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì: Bí đỏ

Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin nhóm B, PP, chất sắt, axit folic, magiê, kali, … nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, tăng cường thêm lượng hồng cầu trong máu, lợi tiểu. Ngoài ra, hạt bí đỏ rất dồi dào folate và các chất béo lành mạnh như omega 3. Có thể ngăn chặn việc cảm nhận sai hương vị. Mẹ bầu có thể sử dụng bí đỏ để nấu canh, nấu sữa hay nấu chè, nấu cháo hoặc làm nước ép

Cách làm nước ép bí đỏ

  • Bước 1: Bí đỏ bạn gọt vỏ và bỏ ruột, rồi đem đi rửa thật sạch, cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho vào máy ép lấy nước. Nếu bạn không có máy ép có thể cho vào máy xay cùng với ít nước, xay thật nhuyễn, rồi lọc lấy nước bỏ xác.
  • Bước 3: Bạn đổ nước ra ly cho đường vào khuấy nhẹ cho tan hết . Tiếp tục cho sữa chua vào rồi khuấy nhẹ cho vài viên đá vào thưởng thức.

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn bí đỏ

  • Phản ứng dị ứng: Bí ngô có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau trong cơ thể mẹ bầu. Do các hormone thai kỳ được giải phóng với số lượng lớn.
  • Vấn đề tiêu hóa: Do khá nhiều chất xơ mà mẹ bầu ăn nhiều bí đỏ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc ợ hơi.

Mẹ bầu bị vị kim loại nên ăn gì: Sữa chua

Acid Lactic không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, mà còn tăng hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Acid Lactic có chứa nhiều trong các thực phẩm lên men như bánh mì, bánh bao, sữa chua… Để giảm tình trạng miệng có vị kim loại; thì mẹ bầu nên sử dụng sữa chua mỗi ngày; cụ thể là sữa chua không đường để hạn chế hấp thụ đồ ngọt. Sữa chua giúp bổ sung vitamin B12, C, D; có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm; giảm thiểu triệu chứng nhận sai vị.

Món ngon từ sữa chua cho mẹ bầu

  • Salad trộn sữa chua
  • Sữa chua kèm ngũ cốc
  • Sữa chua dẻo
  • Bánh sữa chua
  • Sữa chua nếp cẩm

Một số lưu ý bà bầu ăn sữa chua đúng cách

  • Điều đầu tiên cần chú ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn hay để quá lâu.
  • Nếu sử dụng sữa chua tự làm nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày không nên để quá để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong sữa chua.
  • Hạn chế ăn sữa chua vào lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc có thể dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
  • Các mẹ cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sữa chua trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Khi lựa chọn sữa chua mẹ nên lựa chọn những loại ít béo.

Mẹ bầu bị vị kim loại không nên ăn gì

  • Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
  • Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
  • Rượu bia và chất kích thích
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
  • Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn

Lưu ý cho mẹ bầu bị vị kim loại

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó mẹ bầu cần:

  • Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
  • Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version