Site icon Medplus.vn

Mẹ bầu nên biết nếu không muốn rách âm đạo khi sinh

knvc 4 1 1 - Medplus

Mẹ bầu nên biết nếu không muốn rách âm đạo khi sinh

Rách âm đạo

Rách âm đạo khi sinh là hiện tượng vùng da ở đáy chậu bị rách trong quá trình rặn đẻ. Đây là rách âm đạo tự nhiên, khác với rách do phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình sinh nở, âm đạo có nhiệm vụ giãn ra để bé có đủ không gian chui ra ngoài. Tuy nhiên trong quá trình này, âm đạo thường bị rách do bị co kéo quá mức hoặc do các cơn co chuyển dạ ập đến liên tục.

Rách âm đạo khi sinh là hiện tượng vùng da ở đáy chậu bị rách trong quá trình rặn đẻ.

Tình trạng này thường xảy ra với các mẹ bầu lần đầu sinh con. Ngoài ra còn xảy ra ở các mẹ mang tăng cân quá nhiều, quá trình sinh con diễn ra quá nhanh (do các mô cơ chưa kịp điều chỉnh thích nghi và giãn ra để em bé chào đời), vị trí của thai nhi… Hơn nữa, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh như forceps, giác hút cũng khiến sản phụ bị rách âm đạo.

Mức độ rách âm đạo

Có 4 mức độ phổ biến xảy ra trong quá trình sinh con:

Phục hồi sau khi sinh con

Nếu bạn bị tình trạng ở cấp độ 1 và 2, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt khi đứng thẳng lên. Cảm giác này kéo dài khoảng hơn 1 tuần. Khi đi vệ sinh hoặc phải chịu áp lực tại vùng dưới, ho, hắt hơi,… bạn có thể bị đau nhói. Sau khoảng 2 tuần, vết rách từ từ lành và chỉ khâu cũng tự tiêu. Tuy nhiên các dây thần kinh và các mô cơ bên trong vẫn cần thêm vài tuần nữa để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy nếu có ý định quay lại cuộc sống chăn gối với chồng, bạn nên đợi đến khi vùng âm đạo bình thường và không còn cảm giác đau nhức.

 

Đối với tình trạng nặng hơn, bạn phải mất 2-3 tuần để âm đạo hồi phục. Rách âm đạo cấp độ nặng có thể làm tăng nguy cơ bị sa dạ con, khó khăn khi đại tiện, đau khi quan hệ tình dục. Vì thế hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường hoặc đau âm đạo kéo dài.

Gần đến ngày dự sinh, mẹ nên dành thời gian để massage vùng đáy chậu.

Để hạn chế tình trạng rách âm đạo khi sinh con

Trong quá trình chuyển dạ, bạn nên chọn tư thế đứng hoặc hơi ngả người về sau để giảm tối thiểu áp lực xuống vùng chậu. Nếu quá đau, có thể chọn tư thế quỳ hoặc bám tay vào tường.

Rặn đẻ tự nhiên thay vì rặn đẻ theo hiệu lệnh của bác sĩ cũng làm giảm nguy cơ này. Rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn. Đầu em bé đã nằm trong khung chậu của mẹ và mẹ có cảm giác muốn rặn. Khi rặn theo cách này, phần khung chậu và âm đạo có thời gian chuẩn bị để giãn căng tạo không gian cho em bé chui ra ngoài.

Từ tuần thứ 4-6 trước ngày dự sinh, mẹ nên dành thời gian để massage vùng đáy chậu. Cách này được xem là phương pháp có thể giảm rách âm đạo và rạch tầng sinh môn khi sinh.

Xem bài viết liên quan: Vỡ ối sớm trước ngày dự sinh có nguy hiểm không?

Mẹ bầu nên biết: Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng

Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ

Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường – mẹ bầu đã biết?

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version