Site icon Medplus.vn

Mẹ có biết sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?- thông tin về sức khoẻ sinh sản

Vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì có kinh được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tình dục của hai vợ chồng. Cùng Medplus tìm hiểu về kinh nguyệt sau sinh mổ nhé.

Mẹ có biết sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?

Mẹ có biết sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?

Sau khi sinh, tùy vào cơ địa của từng chị em mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hoặc muộn.

Thông thường, kinh nguyệt sau sinh mổ trở lại với các mẹ như sinh thường từ 6-8 tuần sau sinh.

Đối với các mẹ sinh mổ đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng liên tục thì thời gian để có kinh có thể lâu hơn. Bởi khi bé bú, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin khiến quá trình rụng trứng bị giảm đi 1/3 lần so với bình thường. Và có một số hormone làm ức chế việc sản sinh Estrogen nên chính vì vậy kinh nguyệt sẽ trở lại chậm hơn.

Những điều cần biết về sau sinh mổ bao lâu thì có kinh

Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con.

Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.

Chỉ có một phần rất nhỏ số các chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc thất thường.

Một chu kì kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người.

Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh? Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau mà thời gian có kinh sau mổ ở các mẹ khác nhau.

Cho con bú

Khi trẻ bú, cơ thể mẹ được kích thích tiết ra một loại hormone là Prolactin và hormone này sẽ ức chế FSH và GnRH có vai trò trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng dẫn đến ức chế rụng trứng và không có kinh. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường trì hoãn kinh nguyệt từ 4 – 6 tháng sau sinh.

Cho con bú cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ

Do các biện pháp tránh thai

Một số biện pháp ngừa thai như cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai cũng làm thay đổi nội tiết dẫn đến vô kinh.

Do thể trạng

Nếu không có sự tác động của các yếu tố khác thì thời điểm kinh nguyệt trở lại sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người sau 1 tháng đã thấy “đèn đỏ” xuất hiện nhưng có người vô kinh tới hơn 1 năm.

Do bệnh lý

Một số các trường hợp bệnh lý sau sinh như: Sốt xuất huyết, quá căng thẳng, rối loạn nội tiết… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt trở lại muộn hơn bình thường, cần được khám và có biện pháp can thiệp ngay.

Sau sinh mổ, kinh nguyệt chưa trở lại vẫn có thể có thai hay không?

Nhiều chị em cho rằng

  • Sau sinh mổ nếu chưa có kinh nguyệt trở lại.
  • Bản thân đang cho con bú.

Thì có thể vô tư quan hệ tình dục mà không cần dùng biện pháp tránh thai khác.

Tuy nhiên dù kinh nguyệt chưa quay trở lại nhưng quá trình rụng trứng vẫn đang diễn ra do vậy, sản phụ vẫn có thể mang thai bất cứ lúc nào nếu quan hệ mà không dùng biện pháp tránh thai

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai tự nhiên cho hiệu quả 100%. Dù nó có thể kìm hãm quá trình rụng trứng.

Như vậy, nếu không muốn tiếp tục mang thai quá sớm ngay khi vừa mới sinh, chị em cần  tuân thủ thực hiện việc sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.  Tốt nhất là dùng bao cao su. Vì nó còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn

Khi nào cần đến bệnh viện kiểm tra?

Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng.

Nếu kỳ kinh không xuất hiện trở lại sau nhiều tháng kể từ khi sinh, hoặc kinh nguyệt quay trở lại kèm những triệu chứng bất thường, nên đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để được chỉ định điều trị thích hợp. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều, bác sĩ có thể cần kiểm tra tử cung, chỉ số hormone… Nếu kinh nguyệt sau 6 tháng không quay lại, các bác sĩ kiểm tra các vấn đề thứ phát khác như tiếp tục mang thai hoặc vấn đề khác…

Sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được?

Bạn cần có thời gian nghỉ dưỡng và hồi phục nên việc đi xe máy. Vì vừa sinh dậy cơ thể còn yếu ớt, thậm chí chưa thể đi xe máy. Sau vài tuần, sức khỏe dần ổn định hơn, nếu bạn cảm thấy khỏe mạnh thì có thể chạy xe ra ngoài. Nhưng cần lưu ý chỉ nên đi gần và che chắn cẩn thận.

Có nhiều mẹ mới sinh 1 tuần vì có việc gấp nên phải đi xe máy. Nhưng điều này không nên các bạn nhé. Vì cho dù bạn có khỏe mạnh đến như thế nào thì cơ thể vẫn chưa có đủ thời gian hồi phục lại hết. Nếu ra đường các tác động của môi trường như nắng gió sẽ khiến sức khỏe bạn bị bào mòn hơn trước. Vì vậy bạn nên coi trọng bảo vệ thân thể. Vì bạn còn phải chăm sóc con mình nữa đấy nhé.

Xem thêm các bài viết này để có thông tin về sức khỏe mang thai nhé mẹ

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Exit mobile version