Site icon Medplus.vn

Me và những công dụng bài thuốc từ cây me bạn nên biết

Me (Cây)

Me (Cây)

Me là loại cây được tròng phổ biến từ lâu ở nước ta. Ngoài là cây ăn quả, cây còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Giúp nhuận tràn, chữa táo bón, viêm lợi, răng,… Cùng Medplus tìm hiểu về loại dược liệu này để biết rõ hơn những công dụng của cây nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Me

Tên khoa học: Tamarindus indica L.

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Đặc điểm cây

Cây to cao 15 đến 30m, tán cây rất rộng, rất nhiều lá.

Phân bố, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng cây me vốn nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Phi, sau đó được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh nước ta cũng như tại rất nhiều nước nhiệt đới khác, đặc biệt hay trồng làm cây bóng mát tại các thành phố, có những nơi mọc gần như thành rừng (Điện Biên).

Chủ yếu người ta thu hái quả dùng tươi hay nghiền lấy phần cơm quả rồi chế thành thuốc. Đôi nơi dùng cả vỏ cây, lá cây. Thường dùng tươi.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, hạt và gỗ cây, vỏ cây.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Trong quả có chứa, chủ yếu hơn 10% axit hữu cơ (9,40% axit xitric, 1,55% axit tactric, 0,45% axit malic), kali bitactrat 3,25%, đường 12,50%, gồm 4,70%, pectin 6,25%. Ngoài ra còn 34,35% xơ, nước 27,55%.

Trong hạt có glucozan, xylan, proteit, chất béo, sáp, muối vô cơ.

Tính vị, công năng

Theo Đông Y:

Công dụng và những bài thuốc về Cây Me

Công dụng

Cơm quả me chế như sau: Nghiền nát quả lọc bỏ xơ, lấy 50g cơm đã lọc bỏ xơ, 50g nước và 125g đường. Đun sôi cạn còn 200g. Có thể đem sấy khô cơm để dành. Dùng cơm này pha nước uống khi sốt, bệnh về gan, tiêu hóa.

Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2-6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.

Gỗ cây me cũng được dùng dưới dạng thuốc sắc để nhuận tràng, thông tiểu, nhẹ, vỏ cây dùng chữa ỉa chảy, viêm lợi răng. Lá nấu nước tắm ghẻ.

Những bài thuốc về Cây Me

1. Giải khát, nhuận tràng

Quả me giã nát, lọc bỏ xơ và hạt, đổ xi rô đặc vào đun sôi. Mỗi ngày dùng 10 đến 30g cơm này cho vào nước uống.

2. Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn

Quả me xanh 30g, đường trắng 10g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Ăn mứt me hoặc ngày ngậm 5 – 7 lần ô mai me.

3. Táo bón ở phụ nữ mang thai và người già

Gỗ me 100g, sắc uống hàng ngày thay nước trà.

4. Tẩy giun

Hạt me 4-8g, quả giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

5. Phòng và chữa viêm lợi, viêm nha chu

Vỏ cây me 100g, sắc lấy nước dùng để súc miệng ngày 2 lần sáng tối.

6. Thức uống giải nhiệt

Thịt quả me chín 20g pha với 200ml nước sôi để nguội, cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày.

7. Rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ

Dùng một nắm là me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày.

8. Bệnh gan mật gây vàng da

Bài 1: Thịt quả me 20 -120g pha đường đủ ngọt uống trong ngày với liều trẻ em 3 tuổi: 5g, 5 tuổi: 10g, 12 tuổi: 30g.

Bài 2: Quả me nghiền nát bỏ xơ, cứ 50g thịt quả me trộn với 125g đường cho vào 500g đun còn 200g. Để uống chữa sỏi mật đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.

9. Viêm lợi, răng

Vỏ cây me sắc nước đặc ngậm, súc miệng.

10. Chảy máu ngoài da

Cầm máu bằng rắc bột vỏ cây me hoặc giã đắp.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version