Site icon Medplus.vn

Me và những tác dụng chữa bệnh bất ngờ mà bạn nên biết

Me

Me

Me, loại cây không quá xa lạ với mỗi chúng ta. Chỉ cần nhắc tên thì cũng đủ để kích thích vị giác. Ngoài để ăn, me còn có tác dụng chữa bệnh, giúp sâu quảng, cầm máu, nhuận tràng,… Để biết rõ hơn về những công dụng của cây, thì hãy tìm hiểu cùng Medplus nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Me

Tên khoa học: Tamarindus indica L.

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Đặc điểm cây

Nơi sống, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng cây me vốn nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Phi, sau đó được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh nước ta cũng như tại rất nhiều nước nhiệt đới khác, đặc biệt hay trồng làm cây bóng mát tại các thành phố, có những nơi mọc gần như thành rừng (Điện Biên).

Bộ phận dùng

Chủ yếu người ta thu hái quả dùng tươi hay nghiền lấy phần cơm quả rồi chế thành thuốc. Đôi nơi dùng cả vỏ cây, lá cây. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Trong quả có chứa, chủ yếu hơn 10% axit hữu cơ (9,40% axit xitric, 1,55% axit tactric, 0,45% axit malic), kali bitactrat 3,25%, đường 12,50%, gồm 4,70%, pectin 6,25%. Ngoài ra còn 34,35% xơ, nước 27,55%.

Trong hạt có glucozan, xylan, proteit, chất béo, sáp, muối vô cơ.

Tính vị, công năng

Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng.

Ở Trung Quốc, quả me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây me có vị chát, làm săn da. Lá me giải độc.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng

Cơm quả me chế như sau: Nghiền nát quả lọc bỏ xơ, lấy 50g cơm đã lọc bỏ xơ, 50g nước và 125g đường. Đun sôi cạn còn 200g. Có thể đem sấy khô cơm để dành. giúp trị sốt, bệnh về gan, tiêu hoá.

Gỗ cây me cũng được dùng dưới dạng thuốc sắc để nhuận tràng, thông tiểu, nhẹ, vỏ cây dùng chữa ỉa chảy, viêm lợi răng. Lá nấu nước tắm ghẻ.

Những bài thuốc về Me

1. Giải khát, nhuận tràng

Quả me giã nát, lọc bỏ xơ và hạt, đổ xi rô đặc vào đun sôi. Mỗi ngày dùng 10 đến 30g cơm này cho vào nước uống.

2. Chữa mẩn ngứa, rôm sảy

Dùng lá me nấu nước tắm, phòng chữa mẩn ngứa, rôm sảy, sắc đặc bôi ghẻ.

3. Dùng cơm quả me đã chế biến pha nước uống khi sốt, bệnh về gan, tiêu hóa.

4. Tẩy giun

Hạt me 4-8g phối hợp với quả giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

5. Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn

6. Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa

Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me:

7. Hay chảy máu chân răng

Bài 1: 3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày.

Bài 2: 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày.

8. Giải nhiệt

Giải nhiệt ngày hè 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version