Site icon Medplus.vn

Mẹo dạy trẻ cách quản lý tài chính ngay từ nhỏ

Mẹo dạy trẻ cách quản lý tài chính ngay từ nhỏ

Mẹo dạy trẻ cách quản lý tài chính ngay từ nhỏ

Dạy trẻ cách quản lý tài chính là mục đích mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn trẻ có thể thực hiện được. Hôm nay, sẽ mách mẹ một số bí quyết dạy trẻ cách quản lý tài chính và cách giúp trẻ kiếm tiền hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.

1. Dạy trẻ việc chi tiêu hàng ngày

Thay vì hàng ngày mẹ đưa cho bé tiền ăn sáng hay mua luôn đồ ăn cho con, cha mẹ có thể cho con một số tiền nhất định trong tuần và để con tự phân chia số tiền đó. Hãy hướng dẫn con sử dụng món tiền được cho theo cách hợp lý.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học (khoảng 6- 12 tuổi) đang ở mức tiêu tiền rất nhỏ. Ví dụ tiền ăn sáng, tiền mua đồ dùng học tập, tiền quà bánh…

Ví dụ: 1 tuần mẹ sẽ cho trẻ 100.000 đồng. Mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng 15.000 đồng để sáng ngày và 5 ngày = 75.000 đồng; số tiền còn lại có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu của bản thân như mua nước uống khi khát, mua đồ ăn vặt hoặc để mua đồ chơi,…

Mẹo dạy trẻ cách quản lý tài chính ngay từ nhỏ

2. Thực tế với hoàn cảnh

Thực tế là gì? Là dạy con cách tiêu tiền phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa của gia đình chứ không rập khuôn, máy móc làm theo một tấm gương nào đó. Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ huynh có xu hướng đọc sách và học theo cách dạy con về quản lý tiền bạc của các tỉ phú, các gia đình giới thượng lưu…

Điều này cũng tốt. Tuy nhiên, phải chắt lọc lại để áp dụng cho con mình sao cho hợp lý nhất. Chẳng hạn, trẻ con thành phố có cách dạy khác trẻ con sống ở vùng quê; trẻ con trong gia đình bố mẹ có thu nhập thấp có cách dạy khác với những gia đình thu nhập cao vì đặc điểm tiêu tiền khác nhau.

3. Phân định rõ ràng các khoản chi tiêu

Tuy nhiên, đối với cha mẹ Việt, chúng ta có thể thay đổi một chút để áp dụng sao cho phù hợp; đơn giản hóa để trẻ dễ thực hiện hơn.

Người Do Thái dạy con làm giàu, quản lý tài chính dựa vào nguyên tắc “5 chiếc lọ”. Có nghĩa là khi có tiền, hãy phân định rõ ràng 5 khoản chi: Tiền thuế/ nợ; Tiền chi tiêu; Tiền tiết kiệm; Tiền làm từ thiện; Tiền đầu tư.

Ví dụ, 1 tháng hãy cho trẻ một khoản. Hãy hướng dẫn trẻ lập kế hoạch chi tiêu: khoản tiền dành cho ăn uống, khoản dành cho việc mua đồ dùng cá nhân, khoản dành mua quần áo hoặc giày dép, khoản chi cho sức khỏe (khám bệnh…), khoản tiết kiệm lại để khi có việc lớn sẽ dùng đến…

4. Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền

Tiết kiệm là khâu quan trọng trong kế hoạch quản lý tài chính. Nếu không tiết kiệm, kế hoạch sẽ bị “phá sản”. Hãy để trẻ hiểu rằng, không chỉ bây giờ mà suốt cuộc đời về sau, nếu không biết tiết kiệm và dành dụm thì cuộc sống sẽ khốn đốn.

Thông thường khi được cho tiền, trẻ sẽ dùng nó để mua hàng bánh hoặc đồ chơi hết sạch ngày tức thì mà không màng đến việc để dành. Vì vậy, nếu muốn dạy con quản lý tài chính về sau, cha mẹ phải dạy con tiết kiệm.

Mỗi khi trẻ muốn mua thứ gì đó, hãy giúp trẻ hiểu thứ đó có thực sự cần thiết hay không, có đáng để bỏ tiền ra mua hay không và mình có thực sự xứng đáng để có được nó hay không?

Nếu trẻ mắc sai lầm trong chi tiêu, phụ huynh vẫn để trẻ quyết định. Tuyệt đối không cho thêm tiền. Vì từ những sai lầm đó trẻ sẽ biết cách suy nghĩ và rút ra bài học cho mình.

5. Cha mẹ cần làm gì để dạy trẻ cách kiếm tiền?

Dạy trẻ kiếm tiền cũng là một phương pháp rất hay trong cách dạy con quản lý tài chính. Cụ thể, hãy giao một số việc nhà cho trẻ và trả phí cho những công việc đó nếu trẻ hoàn thành. Nếu trẻ làm tốt, phụ huynh hãy thưởng thêm, nếu trẻ làm không tốt sẽ bị “trừ lương”.

Nếu cha mẹ có hoàn cảnh nghèo, trẻ đôi khi phải phụ giúp kiếm sống bằng những việc cực khổ hơn như trồng rau, bắt cá, giao hàng hay thậm chí phụ quán ăn.

Nếu gần nhà có công việc để trẻ kiếm tiền thì phụ huynh đừng ngăn cản mà nên khuyến khích. Ví dụ rửa chén thuê cho quán ăn gần đó, giao đồ, nhổ tóc bạc hay trông trẻ cho người thân, hàng xóm…

Phụ huynh lưu ý, những công việc này phải trong khả năng của trẻ. Tránh làm tổn hại đến thể chất và mất nhiều thời gian. Vì giai đoạn này, trẻ quan trọng nhất vẫn là ăn, ngủ và học.

Phần lớn, những đứa trẻ tự lao động kiếm tiền đều rèn được tính tự lập, siêng năng, không ngại khó ngại khổ, không ỷ lại vào người khác.

Việc dạy trẻ cách quản lý tài chính nên được thực hiện ngay từ nhỏ sẽ có ích cho cuộc sống sau này của trẻ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ cha mẹ có bí quyết dạy trẻ hiểu hơn về giá trị của đồng tiền, biết cách kiếm tiền và tiêu tiền hợp lý.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version