Site icon Medplus.vn

Mía dò – Dược liệu “Vàng” trong điều trị Viêm Gan, Viêm Thận

cay mia do - Medplus

Cây mía dò

Cây Mía Dò (cát lồi) là vị thuốc Nam quý hiếm, đa công dụng. Nó thường được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đái buốt, viêm gan,… Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mía dò

Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Smith

Họ: Costaceae (Mía dò)

1. Đặc điểm dược liệu

Loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm, có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn, dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít, lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu, phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm, quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm

2. Phân bố:

Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.

3. Bộ phận dùng dược liệu

Bộ phần sử dụng dược liệu chủ yếu là cành non, thân rễ, búp non. Thân và lá cũng được ứng dụng để làm thuốc, tuy nhiên ít khi phổ biến. Ngoài ra, búp non có thể sử dụng ăn kèm như rau sống.

4. Thu hái – Sơ chế

Mía dò sinh trưởng và phát triển nhanh vào mùa xuân – hè. Dược liệu thường được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào mùa thu.

Sau khi thu hái dược liệu, mang về rửa sạch, cắt bỏ phần rễ tơ, thái thành phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Nếu thu hoặc thân rễ khô cứng, cần ủ mềm trước khi thái phiền. Lại dùng lửa nhỏ sao đến khi mặt phiến có màu vàng thì bảo quản và dùng dần.

Búp non và cành non có thể dùng tươi, không cần chế biến.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Mía dò tính mát, vị cay, chua, hơi đắng, có độc tố nhẹ.

2. Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong dược liệu Mía dò là Saponin Steroid, thuỷ phân Diosgenin, Tigogenin.

Ngoài ra, cây cũng chứa một số thành phần như:

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

4. Công dụng

Mía dò thường được chỉ định điều trị:

5. Cách dùng – Liều lượng

Mía dò có thể dùng để uống trong, thoa ngoài hoặc dùng thoa rửa khu vực bệnh đều được.

Liều lượng uống trong khoảng 10 – 15 g mỗi ngày. Dùng ngoài với liều lượng phù hợp.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa mày đay, mẩn ngứa, mụn nhọt sưng đau:

Thân rẽ mía dò 100g sắc nước đặc để xoa, rửa, đắp lên chỗ mày đay mẩn ngứa (dùng lúc còn ấm) hoặc pha loãng nước để tắm hàng ngày.

2. Điều trị cổ trướng do xơ gan

Sử dụng 10 g Cát lồi phơi khô, hạt Dành dành (Chi tử), lá Bồ công anh, mỗi vị 10 g, Nhân trần 15 g, sắc với 4 bát nước đến còn 1.5 bát thì được. Chia thành 2 lần dùng uống với buổi sáng và buổi tối, trước bữa ăn khoảng 15 phút.

3. Chữa viêm gan siêu vi trùng:

Mía dò 12g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Thổ phục linh 12g, Xa tiền tử 12g, Sâm bố chính 12g, Bồ công anh 12g, Mạch môn 10g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày một thang.

4. Trị sốt, thấp khớp, đau lưng, đái dắt, đái buốt, đau dây thần kinh

Dùng 10 – 20 g Mía dò sắc thuốc uống mỗi ngày hoặc sử dụng thuốc dưới dạng cao lỏng.

5. Chữa viêm gan do siêu vi trùng

Dùng 12 g Cát lồi, 20 g Nhân trần, Chi tử, Xà tiền tử, Thổ phục linh, Bồ công anh, Sâm bố chính, mỗi vị 12 g, Mạch môn 10 g, Cam thảo đất 6 g, Thủy xương bồ 8 g. Mang các vị thuốc sắc uống mỗi ngày một thang.

6. Chữa tai đau nhức, viêm tai mạn tính

Sử dụng ngọn cây Cát lồi tươi, rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai. Để yên 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

7. Chữa bệnh chàm eczema, mề đay mẩn ngứa

Sử dụng nước ép Cát lồi với lượng vừa đủ để thoa, rửa vùng da bệnh mỗi ngày.

8. Viêm thận phù thũng cấp:

Dùng 15g Mía dò đun sôi uống.

9. Thanh lọc cơ thể

Dùng thân rễ Mía dò nấu nước, dùng uống để chữa ra mồ hôi nhiều, làm mát và thanh lọc cơ thể.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Dùng quá liều Mía dò tươi có thể dẫn đến ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chóng mặt, nôn mửa, đau bụng. Để giải độc có thể dùng cảm thảo 2 – 5 g sắc nước dùng uống khi còn ấm.

Phụ nữ có thai và người yếu sinh lý không nên sử dụng dược liệu Mía dò.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version