Site icon Medplus.vn

MIỄN DỊCH DỊ ỨNG LÀ LIỆU PHÁP GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu các thông tin đáng giá về liệu pháp miễn dịch dị ứng bạn đọc nhé!

 

Miễn dịch dị ứng là gì?

1. Liệu pháp miễn dịch dị ứng là gì?

Tùy theo loại dị ứng mà người bệnh sẽ được áp dụng để có thể “rèn luyện” cơ thể để ít bị dị ứng hơn. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị dự phòng cho các phản ứng dị ứng với các chất hóa học dễ gây kích ứng thường gặp trong cuộc sống như phấn cỏ, mạt bụi nhà và nọc ong.

Liệu pháp miễn dịch bao gồm các lần cho tiếp xúc và tăng dần liều lượng dị nguyên hoặc chất gây dị ứng mà người đó bị kích thích. Sự gia tăng ngày càng nhiều của chất gây dị ứng đặc hiệu khiến hệ thống miễn dịch trở nên ít nhạy cảm hơn với chất này, giảm khả năng tạo ra kháng thể đáp ứng lại nên sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng khi chất này gặp phải thực sự trong tương lai.

Do đó, liệu pháp miễn dịch luôn được chọn để làm giảm tình trạng viêm đặc trưng cho bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay viêm da dị ứng.

Trước khi bắt đầu điều trị với liệu pháp miễn dịch dị ứng, bác sĩ chuyên ngành miễn dịch học và bệnh nhân sẽ cùng nhau thống nhất xác định các yếu tố kích hoạt những triệu chứng dị ứng. Xét nghiệm trên da đôi khi được thực hiện để xác nhận các chất gây dị ứng cụ thể mà người bệnh đã có kháng thể. Từ đó, việc lựa chọn loại kháng nguyên để thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng trở nên chính xác hơn, tăng cường hiệu quả điều trị.

2. Các loại liệu pháp miễn dịch dị ứng

Cho đến nay, liệu pháp miễn dịch dị ứng được xem là hình thức điều trị dị ứng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Đây là phương pháp điều trị duy nhất thực sự thay đổi hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Liệu pháp miễn dịch dị ứng có các hình thức như sau:

Thuốc viên dị ứng là một dạng của liệu pháp miễn dịch có đường dùng ngậm dưới lưỡi, giúp cung cấp nguồn dị nguyên vào cơ thể một cách chủ động để điều trị một số bệnh dị ứng mà không cần chích ngừa. Giống như việc tiêm thuốc, thuốc ngậm dưới lưỡi cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bằng cách giúp cơ thể “làm quen” dần, giảm khả năng chống lại tác động của chất gây dị ứng.

Thuốc nhỏ dị ứng là một dạng liệu pháp miễn dịch có đường dùng dưới lưỡi khác và hoạt động cũng giống như thuốc viên. Thuốc nhỏ giọt có thể dễ sử dụng hơn ở trẻ nhỏ.

Thuốc uống bằng miệng là một hình thức của liệu pháp miễn dịch dùng qua đường uống, giúp điều trị cho người bị dị ứng thức ăn bằng cách cho ăn một lượng tăng dần chất gây dị ứng từ thực phẩm để nâng cao ngưỡng gây ra phản ứng.

Thuốc tiêm dưới da là hình thức phổ biến nhất được sử dụng của liệu pháp miễn dịch dị ứng. Các phác đồ điều trị miễn dịch qua đường tiêm dưới da bao gồm các mũi tiêm hàng tuần trong giai đoạn khởi đầu, sau đó là giai đoạn duy trì hàng tháng và giai đoạn ổn định với khoảng cách các mũi tiêm có thể lên đến thời gian 3-5 năm.

Trong giai đoạn khởi đầu, bệnh nhân được tiêm thuốc có chứa lượng chất gây dị ứng ngày càng tăng khoảng một đến hai lần mỗi tuần. Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào tần suất tiêm nhưng thông thường dao động từ ba đến sáu tháng. Sau khi đạt đến liều hiệu quả, giai đoạn duy trì và giai đoạn ổn định sẽ nối tiếp và được thực hiện thay đổi tùy thuộc vào phản ứng của mỗi cá nhân đối với giai đoạn khởi đầu.

3. Khi nào cần liệu pháp miễn dịch dị ứng?

Cả trẻ em và người lớn đều có thể được thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng, mặc dù thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới năm tuổi. Điều này là do những phản ứng bất lợi khó lường mà trẻ nhỏ hơn có thể gặp phải. Đồng thời, khi cân nhắc tiêm phòng dị ứng cho người lớn tuổi, bệnh nhân cũng nên được xem xét các tình trạng y tế đi kèm như bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch trước đó.

Khi tình trạng bệnh nhân được xác định là đủ khả năng, bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch chỉ định việc thực hiện liệu pháp miễn dịch dị ứng dựa trên các chỉ định về:

  • Thời gian kéo dài của mùa bị dị ứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Khả năng kiểm soát với các thuốc và/hoặc kiểm soát môi trường đối với các triệu chứng dị ứng
  • Nhu cầu muốn tránh sử dụng thuốc lâu dài
  • Có sẵn thời gian để điều trị hoàn toàn

4. Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch dị ứng

Liệu pháp miễn dịch dị ứng đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng của nhiều bệnh lý dị ứng một cách đáng kể, làm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh dị ứng từ viêm mũi dị ứng đến hen suyễn.

Tuy nhiên, hiệu quả của các mũi tiêm phòng dị ứng là có liên quan đến thời gian của chương trình điều trị cũng như liều lượng của chất gây dị ứng. Một số người có thể cảm thấy thuyên giảm lâu dài với các triệu chứng dị ứng, trong khi những người khác có thể tái phát sau khi ngừng tiêm thuốc dị ứng.

Lúc này, việc không đáp ứng với các mũi tiêm trong liệu pháp miễn dịch dị ứng có thể do một số yếu tố như sau:

  • Không đủ liều lượng kháng nguyên trong các mũi tiêm
  • Xác định không chuẩn xác chất gây dị ứng trong quá trình đánh giá dị ứng ban đầu
  • Có sự hiện diện mức độ cao hơn của chất gây dị ứng trong môi trường
  • Có sự tiếp xúc đáng kể với các tác nhân cũng có thể gây dị ứng khác, chẳng hạn như khói thuốc lá, phấn hoa…, mà chưa được xác định
Miễn dịch dị ứng là gì?

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về miễn dịch dị ứng là gì, , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version