Site icon Medplus.vn

Miếng dán tránh thai- liệu có hiệu quả như lời đồn

Miếng dán tránh thai- liệu có hiệu quả như lời đồn
Miếng dán tránh thai- liệu có hiệu quả như lời đồn

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4,5 cm2, mỏng, màu be. Được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormon tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol). Tương tự với hormon được cơ thể sản sinh tự nhiên.

Miếng dán hoạt động và cách sử dụng như thế nào?

Phương thức hoạt động của miếng dán

Miếng dán ngăn thụ thai bằng cách ngăn cản sự rụng trứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Cách sử dụng miếng dán

Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.

Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

Lưu ý: Không dùng băng dính để giữ miếng dán, và không cắt hoặc sửa lại miếng dán bằng bất cứ cách nào. Làm như vậy có thể thay đổi lượng hormon phân phối vào cơ thể. Miếng dán rất khó có khả năng tự bong, trừ khi dán không đúng cách hoặc bị bóc ra.

Miếng dán ngừa thai có ảnh hưởng tới sức khỏe

Miếng dán tránh thai có ảnh hưởng tới sức khỏe

Tác dụng phụ thường không hay gặp ở người khỏe mạnh không hút thuốc lá. Miếng dán ngăn có thai có tác dụng phụ tương tự thuốc tránh thai. Gồm tăng nhẹ nguy cơ huyết khối ở chân hoặc phổi và tăng huyết áp.

Các tác dụng phụ thường có ở miếng dán

Bên cạnh đó việc dùng miếng tránh thai đôi khi còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đột quỵ; máu tụ ở chân; tăng nguy cơ cao huyết áp; đau tim ở những người có tiền sử cao huyết áp hoặc tim mạch. Tuy nhiên những trường hợp này là rất ít.

Ngoài ra khi sử dụng miếng dán thì lượng estrogen sẽ trực tiếp được hấp thu vào máu.  Mà không thông qua đường tiêu hóa như viên thuốc tránh thai. Vì vậy việc dùng miếng dán tránh thai sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh tụ máu cao hơn những người sử dụng tránh thai bằng thuốc.

Lựa chọn sử dụng miếng dán tránh thai là giải pháp an toàn hiệu quả cho phụ nữ chưa muốn có con. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng miếng dán sẽ khiến các tác dụng phụ xảy ra nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Lưu ý: 

Bài viết này giải đáp các thắc mắc về miếng dán tránh thai và cách sử dụng. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Bài viết được tham khảo: wikimedia

Exit mobile version