Site icon Medplus.vn

Minh Giao – Vị dược liệu ” nổi tiếng ” về an thai thời phong kiến

minh-giao-vi-duoc-lieu-noi-tieng-ve-an-thai-thoi-phong-kien

minh-giao-vi-duoc-lieu-noi-tieng-ve-an-thai-thoi-phong-kien

Minh giao là keo chế từ da trâu hoặc bò. Công dụng: Huyết suy, hư lao, gầy yếu, thổ huyết, băng huyết, đờm có lẫn huyết, sản hậu, huyết hư, động thai, kinh nguyệt không đều. Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

minh-giao-vi-duoc-lieu-noi-tieng-ve-an-thai-thoi-phong-kien
minh-giao-vi-duoc-lieu-noi-tieng-ve-an-thai-thoi-phong-kien

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Minh giao

Tên khoa học: Colla Bovis

Vị thuốc là keo chế từ da trâu (Babulus babulis L.) hoặc bò (Bos taurus L.), họ Trâu bò (Bovidae).

1. Đặc điểm dược liệu

Miếng keo da hình chữ nhật, dài 6 cm, rộng 4 cm, dày 0,5 cm, màu nâu đen, bóng, nhẵn và rắn. Khi trời nóng thì dẻo, trời hanh khô thì giòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20 g. Vết cắt nhẵn, màu nâu đen hay đen bóng, dính.

2. Thu hái – Sơ chế

Ngâm da bò, trâu vào nước vôi cho mềm khoảng 1 ngày 1 đêm, cạo sạch lông, loại bỏ thịt mỡ còn lại, rửa sạch và luộc chín, thái nhỏ, thêm nước ngập xâm xấp rồi đun cho tan hết ra nước keo, lọc nóng. Nước keo đã lọc được đem cô cách thuỷ tới khi đổ một ít ra, để nguội, sờ không dính tay (khi cô đặc nên khuấy luôn tay). Đổ ra khay men đã bôi một lớp dầu hoặc mỡ, sau 3 giờ, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định.

Chế với bột vỏ sò: Lấy bột vỏ sò rang cho nóng, cho Minh giao đã thái nhỏ vào, tiếp tục rang đến khi Minh giao nổ giòn thì lấy ra, rây bỏ bột, chế như vậy Minh giao sẽ bớt dính, mùi thơm hơn.

3. Bảo quản

Để dược liệu ở nơi khô ráo, tránh nơi quá nóng hoặc ẩm ướt

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

2. Tính vị

3. Quy kinh

Can, kinh Phế, kinh Thận, kinh Tâm

4. Tác dụng dược lý

Ảnh hưởng đối với chuyển hóa calci:

Có khả năng cải thiện sự hấp thụ calci động vật. Cho uống a giao khả năng đông máu không tăng nhưng nếu tiêm dung dịch 5% a giao tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng.

Tác dụng tạo máu:

Rút máu chó để gây thiếu máu, rồi chia chó thành 2 lô, một lô cho ăn a giao, một lô không cho ăn. Xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố khác của máu. Kết quả a giao làm tăng nhan lượng hồng cầu và các sắc tố khác của máu.

Tác dụng đối với chứng loạn dưỡng cơ dần dần:

Nghiên cứu nuôi chuột bạch theo một chế độ ăn đặc biệt để gây hiện tượng loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì bị què, nặng thì tê liệt khó đứng dậy. Sau đó cho ăn a giao thì sau hơn 100 ngày, đa số các con vật hết triệu chứng tê liệt so với các con vật khỏe mạnh không khác nhau.

Tác dụng chống choáng:

Tác dụng đã gây choáng đối với mèo, sau đó dùng dung dịch a giao 5% thêm nước muối để giữ đẳng trương và kiềm hóa lọc, đun sôi 30-40 phút, đợi nhiệt độ hạ từ từ vào mạch máu, thấy huyết áp trở lại bình thường và con vật được cứu sống.

5. Công Dụng

6. Cách dùng và liều lượng

4 – 12g/ngày. Dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

minh-giao-vi-duoc-lieu-noi-tieng-ve-an-thai-thoi-phong-kien

1. Chữa các chứng âm hư xuất huyết như lao phổi, ho ra máu, dãn phế quản đàm có máu: dùng bài:

+ Bổ phế A giao thang (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): A giao 12g (hòa tan), Mã đâu linh 8g, Ngưu bàng tử 8g, Hạnh nhân 8g, Cam thảo 4g, Gạo nếp 12g sắc uống.

+ Trị lao phổi: ho ra máu dùng A giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20 – 30g, ngày 2 – 3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5 – 10 đơn vị hoặc các loại thuốc tây cầm máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống (Tạp chí Trung y Liêu ninh 1987,9:39).

2. Chữa xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thường dùng kết hợp với bài Tứ vật thang:

+ Giao ngãi Tứ vật thang (Kim qũy yếu lược): A giao 20g (hòa tan), Ngãi diệp 20g, Đương qui 16g, Thục địa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm.

+ Trường hợp tiêu ra máu, lỵ có máu, dùng A giao phối hợp với Hoàng liên.

3. Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch tế sắc, dùng phối hợp với Hoàng liên, Hoàng cầm, như bài:

+ Hoàng liên A giao thang (Thương hàn luận): A giao 20g ( hòa tan), Hoàng liên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày.

4. Chữa chứng âm hư co giật:

Thường gặp trong các di chứng não màng não, động kinh thể âm huyết hư, dùng bài:

+ A giao Kê tử hoàng thang: A giao, sinh Bạch thược, Thạch quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, sinh Mẫu lệ, Qui bản, mỗi thứ 16g, A giao, Kê tử hoàng (để riêng), các thuốc khác sắc lấy nước đang sôi bỏ xác, cho hòa tan A giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng.

5. Chữa loét cẳng chân mạn tính:

Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại 10 – 15 phút, cho 30g A giao vào 1 chén đổ 70ml nước sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2 – 3g tùy diện tích to nhỏ của lóet, mỗi ngày 1 lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:24).

6. Chữa chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc:

Dùng cao lỏng A giao (A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra) có tác dụng tăng bạch cầu, bổ huyết và tăng miễn dịch. (Lý Thượng Ngọc, Kết quả nghiên cứu A giao, Báo Công nghiệp Sơn đông, 1986,3:21).

7. Trị động thai:

Thuốc có tác dụng an thai. Dùng A giao 12g, Trứng gà 2 quả, đường đỏ 30g. (Vương Tâm Hảo, Tự chế A giao Kê tử hoàng thang trị động thai, hoạt thai, Báo Trung y Sơn tây 1987,2:35).

+ Bài thuốc an thai: A giao 8g, Ngãi cứu 8g, Hành trắng 8g, cho 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 – 4 lần uống trong ngày.

8. Chữa kinh nguyệt kéo dài:

A giao với Bồ hoàng (theo phép bào chế), tán nhỏ, ngày uống 8 – 16g, có thể uống với rượu.

9. Chữa các chứng xuất huyết như ho ra máu, nôn ra máu, tiêu máu, tiểu máu, phụ nữ có thai ra máu âm đạo, băng lậu:

A giao 12 – 16g chưng cách thủy, Thán khương 6g, sắc nước trộn với A giao uống.

10. Chữa lỵ ra máu:

A giao 10g (để riêng), Hoàng liên 3g, Can khương 2g, Sinh địa 5g, nước 600ml sắc còn 200ml. Nước thuốc còn nóng, thái A giao cho vào, chia 2 lần uống trong ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Kiêng Kị

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version