Site icon Medplus.vn

Mộc Miết Tử (Hạt Gấc) | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Mộc miết tử hay còn gọi là hạt gấc có  vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như phù thũng, mụn nhọt, lòi dom.  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu mộc miết  tử (hạt gấc) hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Mộc Miết Tử (Hạt Gấc) | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Hạt gấc, Mộc miết tử

Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.

Họ: Họ Cucurbitaceae (Bầu bí)

Đặc điểm dược liệu

Gấc là một loại dây leo, mỗi năm khô héo một lần nhưng năm sau vào mùa xuân, từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới.

Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới 1/3 hay 1/2 phiến. Đường kính phiến lá 12-20cm, phía đáy lá hình tim, mặt trên lá màu xanh lục xám, sờ ram ráp. Hoa nở vào các tháng 4,5, đực cái riêng biệt. Cánh hoa màu vàng nhạt.

Tháng 6 có quả non, hình bầu dục dài khoảng 15cm, đít nhọn, ngoài có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Trong quả có nhiều hạt xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu; khi bóc màng đỏ thấy có một lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dài chừng 25-35 mm, rộng 19-31mm, dày 5- 10mm, trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ, đo đó có tên mộc miết tử (mộc là gỗ, miết là con ba ba). Trong hạt có nhân, chứa nhiều dầu.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng là hạt của cây.

Thu hái và chế biến

Quả hái về, mổ lấy hạt với cả màng màu đỏ, nếu đổ nấu xôi thì dùng tươi sát với gạo. Nếu để chế thuốc thì cần phải sấy hay phơi khô cả hạt và màng cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa thì dùng dao nhọn bóc lấy màng đỏ, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70°). Với màng này người ta dùng chế dầu gấc. Còn lại hạt với lớp vỏ đen cứng đem phơi khô để dành dùng làm thuốc hay ép dầu.

Phân bố

Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở miền Bắc. Còn thấy mọc ở Philipin, miền nam Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trồng bằng hạt hay dâm cành vào các tháng 2-3, trồng một năm thu hoạch nhiều năm, mùa thu hoạch quả từ các tháng 8-9 đến hết tháng 1-2 năm sau. Sau đó cây lụi đi, sang xuân lại nẩy chồi, mọc cây mới.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

  • Trong nhân hạt gấc (mộc miết tử) có 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 55,3% chất béo, 16,6% chất protit, 2,9% đường toàn bộ, 1,8% tanin, 2,8% xenlulose và 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra còn có các men photphatase. invectase và peroxydase, một chất không tan trong ête dầu hỏa, trong ete etylic, tan trong cồn methylic và có những tính chất và cho các phản ứng của môt saponịn với chỉ số bọt 5.600, chỉ số chết cá 16.600, chỉ số phá huyết 62.500 (F. Guichard và Đào Sĩ Chu, Hà Nội, 1941).
  • Ngoài ra còn có một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như đồng, sắt, coban và đặc biệt kẽm, (rất cần thiết cho những người bệnh mãn tính về gan) và selenium, một chất mới được biết rất cần thiết để phòng chống ung thư.

Tính vị

Vị đắng, hơi ngọt, tính ấm

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Trong Đông y, hạt gấc có tên gọi là mộc miết tử, vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh như phù thũng, mụn nhọt, lòi dom.

Trong loại hạt này có chứa 6% nước, 2.9% chất vô cơ, 55.3% chất béo, 16.6% chất protit, 2.9% đường, 1.8% tanin, và 11.7% chất không xác định được. Ngoài ra, còn có một số khoáng chất vi lượng như đồng, sắt, coban và đặc biệt là kẽm và selenium – một chất mới được biết đến với công dụng phòng chống bệnh ung thư.

Trong dân gian, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi, chặt đôi rồi đem mài với rượu hoặc dấm thanh. Sử dụng hỗn hợp này để bôi lên chỗ sưng tấy do mụn nhọt hoặc sưng do quai bị. Bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô rồi lại bôi, hoặc giã nhân hạt gấc với rượu và đắp lên chỗ sưng.

Cách dùng và liều lượng

Hạt gấc sau khi sơ chế thành thuốc có thể dùng trong là uống hoặc bôi ngoài. Tùy vào bệnh mà có liều lượng và cách dùng khác nhau

3. Bài thuốc chữa bệnh

Trị đau nhức xương khớp

Làm đẹp

Để hỗ trợ điều trị tình trạng nám da, da có nhiều vết thâm, bạn nên ăn màng ngoài của hạt. Hoặc dùng tinh dầu gấc đắp mặt nạ 1 – 2 lần/tuần.

Chữa trĩ lòi dom

Hạt gấc giã nát thêm một ít dấm thanh gói bằng vải đắp vào nơi bị trĩ (hậu môn) để suốt đêm. Chữa sưng vú: Giã nhân hạt gác với một ít rượu (30-40°) đắp lên nơi sưng đau.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng hạt gấc cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.

Mộc Miết Tử (Hạt Gấc) | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version