Site icon Medplus.vn

Mộc Nhĩ [Nấm Mèo] và những công dụng chữa bệnh bạn nên biết

Mộc Nhĩ [Nấm Mèo]

Mộc Nhĩ [Nấm Mèo]

Mộc Nhĩ hay tên thường gọi là Nấm Mèo, thường mộc trên cây gỗ ẩm ướt. Không chỉ được dùng làm thức ăn mà còn là vị thuốc bổ dưỡng. Giúp chữa băng huyết, rong huyết, táo bón,… Cùng Medplus tìm hiểu cụ thể hơn về những công dụng của dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Mộc nhĩ, Nấm tai mèo

Tên khoa học: Auricularia polytricha Sacc

Họ: Auriculariaceae

Đặc điểm cây

Loại nấm mọc trông giống tai người (mộc:gỗ; nhĩ: tai) ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm.

Thể quả chất keo, thời kỳ đầu hình chén, dần biến thành hình cái tai, hoặc hình lá, đại bộ phận phẳng, nhẵn, rất ít khi có nếp nhăn.

Bộ phận gốc thường có nếp gấp màu xám đỏ, nhiều khi màu tím. Đường kính có thể tới 15cm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hoè, dâu tằm.

Hiện được sản xuất công nghiệp. Hái về phơi hoặc sấy khô. Khi dùng làm thuốc thì sao cháy.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong mộc nhĩ có 10% nước; 9-10% protit, 0,2% lipit; 58,5% gluxit; 6,3% xenluloza; 5,2% tro. Mỗi 100g mộc nhĩ có 321,3mg canxi, 180,9mg P; 0,03mg carotene; 0,14mg vitamin B1; 0,5mg vitamin B2; 2,4mg vitamin PP.

TÍnh vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc về Mộc Nhĩ [Nấm Mèo]

Công dụng

Ngoài công dụng làm thức ăn, mộc nhĩ được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc bột sao cháy, tán bột chia làm nhiều lần dùng trong ngày.

Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; mộc nhĩ giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt. Nấm cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu, góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.

Những bài thuốc về Mộc Nhĩ

1. Trị ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh

Mộc nhĩ 20g, đường phèn 15g nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.

2. Đại tiểu tiện ra máu

Mộc nhĩ 50g, sao tồn tính, tán nhuyễn để uống.

3. Trị kinh nguyệt ra nhiều, tiểu tiện vàng ít

Nấm mèo 30g, đường cát 15g. Mộc nhĩ xào lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.

4. Chữa đại tiện không thông

Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g, phèo lợn 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.

5. Hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, chống nghẽn mạch

Nấm mèo 10g, thịt lợn nạc 50g, 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc Bắc, chỉ còn 2 chén, thêm muối rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.

6. Hỗ trợ điều trị mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều

Dưa chuột 150g rửa sạch, thái lát. Mộc nhĩ, nấm tuyết, mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn.

7. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành

Mộc nhĩ 10g, ngân nhĩ 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.

8. Chữa ngộ độc nấm

Dùng riêng, nấm mèo phơi khô, rang cháy, tán bột, mỗi lần uống 3 – 6g với nước rau muống ép càng đặc càng tốt, ngày 2 lần.

9. Chữa kiết lỵ

Nấm mèo 20g, núm quả chuối tiêu 10g, lá dạ cẩm 10g, lá mã đề 10g, phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ rồi sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

10. Chữa vết thương lở loét

Mộc nhĩ và vỏ quả bí đỏ, lượng mỗi thứ 50 – 100g, phơi khô, đốt thành than, dùng rắc 2 – 3 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng làm khô nhanh, sạch nước vàng, không có mùi hôi.

Lưu ý: Không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh. Người có tỳ vị hư nên hạn chế dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version