Site icon Medplus.vn

Mộc thông – Vị dược liệu [Lợi Tiểu] nổi tiếng trong Y Học

moc thong 1 - Medplus

Mộc thông là một vị thuốc quý dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa.ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng cần cân nhắc việc sử dụng thuốc đấy,…. Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mộc thông Dây khố rách, Hỏm sắm mía (Dao)

Tên khoa học: Clematis smilacifolia Wall.

Họ: Ranunculaceae (Mao lương)

1. Đăc điểm dược liệu

Dây leo thân gỗ, thân cây mảnh khảnh, hình trụ, uốn lượn, vỏ thân màu nâu xám. Lá mọc xen kẽ hoặc mọc thành chùm trên các nhánh ngắn, thường có 5 lá chét, đôi khi 3 – 4 hoặc 6 – 7; cuống lá mảnh, dài 4,5 – 10 cm; lá chét hình elip, hình trứng hoặc oval. Mộc thông thường mọc trên cỏ dưới rừng ở độ cao thấp.

Ra quả thành đôi hoặc đơn độc, hình thuôn hoặc hình elip, dài 5 – 8 cm, đường kính 3 – 4 cm, màu tím khi trưởng thành, nứt dọc. Trong khoang, chủ yếu là hạt. Hạt hình trứng thuôn, hơi phẳng, nhiều hàng không đều.

Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, thời gian ra quả từ tháng 6 đến tháng 8.

2. Bộ phận dùng

Thân cây được dùng để làm thuốc. Thường chọn thân xốp, bên ngoài vàng nhạt và bên trong vàng đậm hơn. Không dùng thân cây đen, nhỏ và bị mối mọt.

3. Phân bố

Loài thực vật này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Hiện tại, mộc thông chưa được di thực và trồng tại Việt Nam.

4. Thu hái

Mộc thông được thu hoạch sau khi trồng 5 – 6 năm. Cây Mộc thông già được thu hoạch vào mùa thu. Cắt thân dây leo thành từng đoạn ngắn dài tuỳ ý. Cạo bỏ vỏ ngoài, bó thanh từng bó, phơi khô.

5. Bào chế

Mộc thông đem về loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm trong nước, ủ mềm. Thái lát sau đó phơi hoặc sấy khô là được.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị cay, ngọt, tính bình và không độc. Tuy nhiên theo ghi chép của Dược tính luận, mộc thông có tính hơi hàn.

2. Thành phần hoá học

Trong cây Mộc thông có chứa betulin, axit oleanolic, hederagein, akeboside, saponin. Ngoài ra, nó còn chứa stigmasterol, beta-sitosterol, daucosterol, inositol, sucrose và muối kali.

3. Tác dụng dược lý

 Theo Đông Y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng chủ yếu ở dạng sắc uống, liều dùng tham khảo: 4 – 12g/ ngày

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị chứng đầy trướng vùng bụng, sinh xong nhau thai không ra

2. Bài thuốc trị phụ nữ có kinh nguyệt bế tắc

3. Bài thuốc trị tắc sữa ở phụ nữ sau sinh

4. Bài thuốc trị kinh nguyệt bế tắc, đau tức nặng bụng, đau nhói, mình mẩy đau nhức, đau khớp.

Dùng Mộc thông 12g, sắc uống; hoặc phối hợp với Uy linh tiên, Dây đau xương.

5. Tiểu tiện ra máu

Mộc thông, Ngưu tất, Sinh địa, Thiên môn đông, Hoàng bá, Cam thảo, mỗi vị 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.

6. Bài thuốc trị nóng trong ngày gây lở loét miệng và khó tiểu

7. Bài thuốc trị đau vùng tâm vị, khó nuốt, đại tiện không thông, khó nuốt, ăn hay bị nghẹn, đau tức vùng gan, hơi thở hôi

8. Bài thuốc trị tai sưng điếc, sườn đau nhức, miệng đắng, hạ bộ nóng ngứa, ướt át, cơ gân suy yếu, tiểu ra máu, bạch trọc và sưng vùng kín

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version