Site icon Medplus.vn

[Mới nhất] Các dấu hiệu cần phải đi xét nghiệm tầm soát Ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời. Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư gan giúp phát hiện, khống chế và điều trị kịp thời, quyết định thời gian sống của người bệnh. Trong bài viết dưới đây Medplus sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp xét nghiệm này.

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư nói chung là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Ung thư giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém, với rất ít tác dụng phụ, không hoặc ít ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

Tầm soát ung thư gan là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện các bệnh lý về gan mật, ung thư gan giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng và điều trị kịp thời. Vì vậy tầm soát ung thư gan giúp phát hiện bệnh sớm và tăng khả năng điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn sớm

Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất phát hiện sớm bệnh. Siêu âm mỗi 12 tháng đem lại hiệu quả thấp hơn, và mỗi 3 tháng không làm tăng hiệu quả chẩn đoán. Đặc biệt nên tầm soát ung thư gan định kỳ với những người có nguy cơ cao như:

  • Người có tiền sử bị viêm gan tự miễn hoặc trong gia đình có người bị bệnh lý ung thư gan;
  • Người bị xơ gan do bất kỳ nguyên nhân;
  • Người bị viêm gan virus B, C mạn tính;
  • Người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên;
  • Người thừa cân, béo phì;
  • Có tiền sử tim mạch, tiểu đường,..

2. Các phương pháp tầm soát ung thư gan

2.1. Xét nghiệm máu

Alpha – fetoprotein (AFP), là một loại protein được tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. AFP có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư gan

Nếu AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan. Tuy nhiên, AFP có thể tăng trong xơ gan và viêm gan mạn.

2.2. Chẩn đoán hình ảnh

Cùng với xét nghiệm AFP là siêu âm gan, một phương pháp chẩn đoán hình ảnh ung thư gan phổ biến hiện nay bởi độ nhạy cảm khoảng 68 – 87%. Hiện nay, ung thư gan thường được phát hiện nhờ vào phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Siêu âm rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, không hại và chẩn đoán được khối u >1cm. Siêu âm còn giúp phát hiện những bệnh lý đi kèm như xơ gan, hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Vào giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng ung thư gan cụ thể. Thông qua chẩn đoán hình ảnh, sẽ đánh giá được mức độ tổn thương các cấu trúc bề mặt gan. Tiến hành kết hợp siêu âm gan và đo nồng độ AFP ở trong máu tối ưu hơn việc thực hiện riêng lẻ những xét nghiệm này ở trong phác đồ tầm soát ung thư gan.

2.3. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng có những rủi ro nhất định: nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1 – 3% trường hợp). Nếu sinh thiết dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng.

3. Mục đích của việc xét nghiệm tầm soát ung thư gan?

Mục đích của việc xét nghiệm tầm soát ung thư đó là giúp phát hiện bệnh sớm ở những người bệnh không biểu hiện triệu chứng. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Khi thực hiện sớm thì khả năng phát hiện bệnh sớm cao hơn, khả năng chữa bệnh cao hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn.

4. Các đối tượng nên xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Căn bệnh ung thư gan có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên không phải ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Một số đối tượng dưới đây nên đi thực hiện xét nghiệm là:

– Những người có tiền sử người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư gan. Nếu người thân trong nhà của bạn từng bị mắc bệnh ung thư gan thì khả năng bị ung thư gan của bạn khá cao. Vì thế để đảm bảo sức khỏe của mình bạn hãy chủ động đi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư để có thể phát hiện bệnh kịp thời (nếu có).

– Những người bị xơ gan và viêm gan do mọi nguyên nhân gây ra.

– Người thường xuyên và nghiện uống rượu bia cũng có nguy cơ cao bị ung thư gan.

– Người ăn phải các loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bị hư hỏng có chứa độc tố aflatoxin.

– Người bị viêm gan B mạn tính hoặc viêm gan C mạn tính cũng nên đi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư.

Nếu bạn thuộc những đối tượng kể trên thì đừng chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy đi thực hiện xét nghiệm sớm để biết mình có bị bệnh hay không để biết cách chữa trị.

Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đi thực hiện tầm soát ung thư gan

5. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Để có thể hiểu hơn về các xét nghiệm ung thư gan, bạ cần đến một vài vấn đề sau:

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version