Site icon Medplus.vn

MÓNG RỒNG: Cây cảnh có công dụng CHỮA BỆNH ít người biết

Hình ảnh toàn cây móng rồng

Hình ảnh toàn cây móng rồng

Móng rồng có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới, được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Thường được trồng làm cây cảnh, giàn bóng mát, lấy hương thơm tạo không gian dễ chịu cho ngôi nhà. Mặt khác, chắn hẳn sẽ ít ai biết được những công dụng chữa bệnh hiệu quả đến “bất ngờ” mà loại cây này mang lại. Hãy cùng Medplus tìm hiểu xem những công dụng đặc biệt đó là gì nhé!

A. Thông tin về cây

Tên gọi khác: Dây công chúa, Hoa móng rồng

Tên khoa học: Artabotrys uncinatus (Lam.) Baill ex Merr

Họ: Annonaceae (Na)

1. Đặc điểm về cây

  • Móng rồng thuộc loại cây bụi leo, kích thước lớn.
  • Lá đơn, mọc so le với nhau, thuôn dài và khá to, màu xanh tươi. Lá có phiến thon và không có lông.
Móng rồng có nhiều công dụng chữa bệnh
  • Hoa lưỡng tính mọc thành cụm. Cụm hoa gần như mọc đối diện với lá, mang 2 hoa, sau cuống trở thành mấu cong. Cuống hoa dày, to và có mọc. Hoa thường có 6 cách, mùi thơm nồng nàn nên rất được ưa chuộng trồng quanh nhà. Hoa khi mới nở có màu xanh lơ, dần dần chuyển sang màu vàng. Lá đài 3, có lông, cánh hoa 6, hẹp, vàng, gốc hình muỗng, 3 cánh hoa trong hơi dính nhau ở gốc. Nhị nhiều.
  • Lá noãn chín vàng tròn tròn, chứa nhiều hạt.
Quả của cây móng rồng
  • Quả tròn bóng, hơi nhọn ở đuôi quả, có màu xanh. Khi quả chín mùi cũng rất thơm.
  • Mùa hoa: Tháng 12.
  • Mùa quả: Tháng 6.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới, được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Thường được trồng làm cây cảnh, làm giàn bóng mát, leo bờ tường, trồng lấy hương thơm tạo không gian dễ chịu cho ngôi nhà.
  • Loài của Ấn Ðộ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm và mùi dịu.
  • Dây công chúa được chia làm rất nhiều loại khác nhau, ở Việt Nam phổ biến có 14 loại:

1. Artabotrys aereus: công chúa đồng.

2. Artabotrys fragrans: công chúa thơm.

3. Artabotrys harmandii: công chúa harmand.

4. Artabotrys hexapetalus (đồng nghĩa: A. intermedius): hoa móng rồng, dây công chúa, móng rồng nhỏ, công chúa trung gian.

5. Artabotrys hienianus: móng rồng nhiều hoa.

6. Artabotrys honkongensis: công chúa Hồng Kông.

7. Artabotrys pallens: công chúa tái.

8. Artabotrys petelotii: móng rồng Bắc Giang, công chúa petelot.

9. Artabotrys phuongianus: móng rồng đài lớn.

10. Artabotrys spinosus: móng rồng gai.

11. Artabotrys taynguyenensis: móng rồng Tây Nguyên.

12. Artabotrys tetramerus: móng rồng mỏ nhọn.

13. Artabotrys vietnamensis: móng rồng Phú Thọ.

14. Artabotrys vinhensis: công chúa Vinh.

3. Bộ phận dùng

Các bộ phận được sử dụng nhiều đó là hoa, lá, quả – Flos, Folium et Fructus Artabotrylis Uncinati.

4. Thành phần hóa học:

Hoa chứa tinh dầu.

B. Công dụng và liều dùng

  • Hoa của cây có mùi thơm, nên có thể cất dầu dùng trong hương liệu và có thể dùng để ướp trà.
  • Ở Malaysia, nước sắc lá dùng trị dịch tả.
  • Ở Trung Quốc, người ta dùng quả, đem giã nhỏ, đắp ở cổ trị bệnh tràng nhạc.
  • Trị ỉa chảy, càm máu vết thương, tràng nhạc (Lá).

Một số bài viết khác bạn có thể quan tâm dưới đây:

Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy cấp đơn giản ngay tại nhà

Mách bạn 5 chiêu đánh bại tiêu chảy đơn giản tại nhà

C. Kỹ thuật chăm sóc

  • Nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Nên tiến hành trồng và nhân giống vào mùa xuân.
  • Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng và đất ướt sũng.
  • Thích hợp với đất mùn tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.
  • Cây cần nhiều ánh sáng, nên trồng ở nơi thoáng đãng, có ánh nắng trực tiếp.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây móng rồng cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version