Site icon Medplus.vn

Mồng Tơi – Cây rau dược liệu chữa bệnh và những công dụng ít ai biết

Rau Mông Tơi

Rau Mông Tơi

Quá phổ biến là một loại rau bình dân. Rau Mồng Tơi còn là một vị thuốc tốt. Có công dụng giúp giải nhiệt, lợi sữa, táo bón,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Mồng tơi, Lạc qùy, Phiắc păng (Tày), Chàn mau nhây (Dao)

Tên khoa học: Basella rubra L.

Họ: Basellaceae (Mồng tơi)

Đặc điểm cây

Mồng tơi là một dây leo, sống hằng năm hay hai năm. Thân mọc cuốn, dài 1.50-2m. Thân có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho leo hàng rào để lấy rau ăn. Người ta hái thân và lá vào mùa hạ và mùa thu.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Rau mồng tơi chứa protein, ít chất béo; đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt 3.2mg, đồng, magie, selen, vitamin A, B1, B2, C, E, caroten…

Đặc biệt, rau chứa chất nhầy pectin tác dụng phòng chữa nhiều bệnh, giúp nhuận tràng, chống béo phì, rất thích hợp cho người có mỡ máu và đường máu cao.

Tính vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc về rau Mồng Tơi

Công dụng

Dân gian thường dùng rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô  háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.

Những bài thuốc về rau Mồng Tơi

1. Đại tiện táo bón

Dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.

2. Đại tiện xuất huyết kinh niên

Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút là được.

3. Tiểu tiện không thông suốt, đái rắt, đái nhỏ giọt

Dùng rau tươi 70 – 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

4. Chảy máu mũi do huyết nhiệt

Dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

5. Ngực bồn chồn, đầy tức

Rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

6. Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp

Rau cả cây 50 – 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

7. Chữa bỏng

Dùng rau tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

8. Lợi sữa

Phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

9. Chữa đinh nhọt

Dùng lá rau tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 – 3 lần.

10. Ban xuất huyết

Dùng mồng tơi 100g, mã lan 50g, tề thái 25g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Mã lan (Kalimeris indica (L.) Bip) còn gọi là hài nhi cúc, tề thái (Capsella bursa pastoris (L.) Medic.), đều là những cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

Kiêng kỵ

Người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version