Site icon Medplus.vn

Mụn cóc – Những nguy cơ lây lan mà bạn nên biết

nhung nguy co lay lan mun coc - Medplus

Mụn cóc là bệnh lý thường gặp ở da do một loại virus gây nên. Bệnh này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên lại gây mất thẩm mỹ và có thể lây truyền cho những người xung quanh. Bài viết dưới đây. Songkhoe.medplus.vn xin chia sẻ đến các độc giả những thông tin hữu ích về bệnh này nhé!

Mụn cóc là gì ?

Mụn cóc(hạt cơm) là gì?

Mụn cóc (hạt cơm) là tình trạng mọc mụn ở trên da. Bệnh có thể gặp ở cả giới nam và giới nữ, ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp hơn ở người già hay trẻ em. Hạt cơm thông thường là sự phát triển da nhỏ, sần sùi xảy ra thường xuyên nhất trên ngón tay hoặc bàn tay của bạn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu và dễ lây cho người khác.

Nguyên nhân dẫn đến bị mục cóc

Nguyên nhân chính gây nên hạt cơm là do một loại virrus có tên là Human Papilloma Virus (HPV). Hiện nay có khoảng 100 loại virus khác nhau. Trong đó khoảng 40 loại gây bệnh ở đường sinh dục và một số loại gây bệnh ở da. Các loại virus gây bệnh ở da khác nhau sẽ gây ra các dạng mụn cóc có đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các hình thức được lây lan qua tiếp xúc với da thông thường hoặc thông qua các đồ vật dùng chung như khăn. 

Virus gây nên hạt cơm- Human Papillomavirus

Triệu chứng của một số loại mụn cóc thường gặp

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc thông thường là những nốt tròn nhỏ nhô lên khỏi bề mặt da. Chúng thường cứng, chắc và bề mặt hơi sần sùi, thô ráp. Những nốt này có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Hay gặp nhất là ở mu bàn tay, mu bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân. Người bệnh thường bị đau khi ta bóp hoặc ấn mạnh vào chúng.

Mụn cóc bàn chân

Là những mảng cứng, dày trong lòng bàn chân và có thể gây đau khi đi bộ. Hạt cơm ở bàn chân thường mọc ngược vào trong da do trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên bàn chân, trên bề mặt có các gai nhỏ. Người bệnh thường cảm giác đau khi đi như dẫm phải một cái gì đó.

Hạt cơm ở bàn chân

Mụn cóc hình chỉ

Có màu giống với màu da, thường xuất hiện xung quanh cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm. Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm HIV có nguy cơ cao xuất hiện mụn cóc hình chỉ.

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng thường nhỏ mọc ở mặt, đùi hoặc cánh tay. Nó có đỉnh bằng phẳng, chúng có thể có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng.

Triệu chứng của hạt cơm phẳng

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) là một triệu chứng phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Đám hạt cơm có dạng giống bề mặt súp lơ, xuất hiện ở vùng sinh dục và có thể gây đau, khó chịu.

Mụn cóc có lây không?

Hạt cơm có khả năng lây lan sang các vùng xung quanh hoặc lây từ người này sang người khác qua các con đường sau:

Đường máu

Khi nhận máu của người nhiễm virus HPV thì người đó cũng sẽ bị nhiễm virus và hình thành hạt cơm. Các bác sĩ, nhân viên y tế có nguy cơ mắc hạt cơm cao.

Tiếp xúc trực tiếp ngoài da

Những tiếp xúc ngoài da như: bắt tay, quan hệ tình dục,…sẽ khiến virus lây lan sang cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, phải mất 2-3 tháng mới xuất hiện các triệu chứng của hạt cơm.

Các vật trung gian

Người bệnh có thể để lại virus trên các đồ dùng hằng ngày như: khăn tắm, bàn chải, lược,… Vì vậy khi người khỏe mạnh có các vết xước trên cơ thể mà lại tiếp xúc với các vật dụng vị nhiễm virus sẽ bị lây bệnh.

Bài viết có thể liên quan: Bà bầu bị mụn cóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Những phương pháp điều trị mụn cóc

Mụn cóc còn có khả năng lan ra những vùng khác của cơ thể hoặc gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì thế, cần phải điều trị mụn cóc để hạn chế đến mức tối thiểu khả năng lây lan cho bản thân người bệnh và cho cộng đồng. Một số phương pháp điều trị thường gặp:

Bôi thuốc

Hầu hết bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc bôi có chứa thành phần Acid Salycylic, Imiquimod, Tretinoin giúp làm giảm tăng sinh sừng và làm mỏng các lớp da dày này đi. Người bệnh phải thực hiện bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị.

Đọc thêm: TOP3+ thuốc trị mụn cóc tốt nhất khuyên dùng

Vitamin A

Thoa Vitamin A lên hạt cơm có công dụng khiến nó tự rụng rất hiệu quả. Đối với các loại mụn nhỏ sẽ tự rụng sau 1 tháng. Còn đối với mụn cóc lớn và sần sùi, bạn sẽ thấy kết quả sau 3 tháng và mụn cóc tự rụng trong 5 – 6 tháng.

Liệu pháp áp lạnh

Bác sĩ sẽ phun nitơ lên mụn cóc để phá hủy các tế bào. Nếu mụn lớn, bác sĩ có thể cần gây tê cục bộ và phun nitơ vài lần. Liệu pháp này thường ít nguy hiểm hơn so với phẫu thuật. Tuy nhiên, áp lạnh có thể để lại sẹo và gây cảm giác sưng đau, phồng rộp.

Liệu pháp áp lạnh

Laser

Đội ngũ bác sĩ sẽ dùng trang thiết bị và máy móc hiện đại để chiếu tia laser CO2 tác động trực tiếp lên các mụn cóc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và loại bỏ mụn khỏi bề mặt da.

Phẩu thuật

Phương pháp này chỉ định cho những nốt mụn cóc có kích thước dưới 2cm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ trước khi cắt. Sau đó loại bỏ hạt cơm và cuối cùng là chăm sóc vết mổ sau tiểu phẫu.

Một số cách phòng ngừa mụn cóc hiệu quả mà bạn nên biết

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến thăm khám bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện sau đây:

Tóm lại, mụn cóc có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh. Hạt cơm lây qua đường máu, vết thương hở, tiếp xúc ngoài da, các vật dụng trung gian. Mụn cóc có thể tự khỏi sau 6 tháng và cũng có thể dùng thuốc, tia laser để điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị, lời khuyên, thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Một số phòng khám uy tín:

Nguồn: Mayoclinic, Hello Bacsi, Vinmec

 

Exit mobile version