Site icon Medplus.vn

MỤN TRỨNG CÁ ĐỎ: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus  tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị mụn trứng cá đỏ qua bài viết dưới đây bạn đọc nhé!

Mụn trứng cá đỏ

1. Mụn trứng cá đỏ là gì?

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng da phổ biến gây đỏ da và khiến các mạch máu trở nên rõ hơn trên da. Tình trạng này cũng có thể gây ra những vết sưng nhỏ, đỏ và đầy mủ. Những dấu hiệu này có thể bùng phát từ một vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần trong một thời gian. Mụn trứng cá đỏ thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, tình trạng dị ứng hoặc các vấn đề về da khác.

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng mụn trứng cá đỏ. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:

2. Triệu chứng mụn trứng cá đỏ là gì?

Biểu hiện: Ban đỏ hay đỏ bừng mặt có tính đối xứng  (dễ nhầm với đỏ da, cháy da do nắng), có cảm giác nh­ư bị châm chích, kèm theo có sẩn, mụn mủ, giãn mạch, tăng sinh phì đại tuyến bã  thường tập trung ở má, trán, cằm và nửa dư­ới của mũi. Lâu ngày cánh mũi dày cộm, sần sùi, đỏ, to hơn mũi bình thư­ờng, gọi là mũi cà chua hay sư­ tử.

Bệnh mụn trứng cá đỏ đ­ược phân thành 4 nhóm; nhóm có một số biểu hiện nổi bật trong các biểu hiện chung của bệnh mụn trứng cá đỏ nói trên:

Tùy theo số lượng, nốt sần mụn mủ và mảng mà trong mỗi nhóm này còn chia ra nhẹ, vừa, nặng.

3. Nguyên nhân mụn trứng cá đỏ là gì?

 Các yếu tố như môi trường, yếu tố gây viêm mạch máu, tiếp xúc với tia cực tím lâu ngày được cho là gây lên mụn trứng cá đỏ.
Xuất hiện đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của da là rất quan trọng. Người ta đã quan sát thấy nồng độ cao peptide kháng khuẩn như cathelicidins trong bệnh trứng cá đỏ. Cathelicidins không những thúc đẩy quá trình thoát nhiều bạch cầu trung tính vào da, mà nó còn gây giãn mạch máu tại da. Dịch thoát khỏi mạch máu bị giãn gây phù nề, các citokin tiền viêm xâm nhập vào da làm tăng quá trình viêm.
Các enzym protein kim loại mầm như enzym collagen, enzym sợi chun cũng xuất hiện tại thương tổn. Bình thường các enzym này có tác dụng làm lành vết thương và kiến tạo mạch máu. Ngược lại, trong bệnh mụn trứng cá đỏ thì nồng độ cao của các enzym này có thể kích thích quá trình viêm, làm dày và cứng da. Kem dưỡng da mặt, bôi steroid làm bệnh nặng hơn.

4. Điều trị mụn trứng cá đỏ

Mặc dù không có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng mụn trứng cá đỏ hoàn toàn có thể được kiểm soát. Bác sĩ da liễu sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bạn gặp phải như ăn nhiều thức ăn cay hay sinh hoạt trong môi trường quá nóng và dựa vào đó để đưa ra liệu trình hợp lý.

Mục tiêu của điều trị là để kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và giảm các tổn thương xuất hiện trên da của bệnh nhân. Thời gian điều trị có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi làn da có sự cải thiện.

Một số bác sĩ sẽ kê toa loại kháng sinh bôi trực tiếp vào da. Đối với những bệnh nhân nặng hơn, bác sĩ thường kê đơn uống kháng sinh. Triệu chứng sẩn và mụn mủ của mụn trứng cá đỏ có thể được điều trị nhanh chóng, nhưng các mẩn đỏ ít có khả năng cải thiện hơn.

Bạn cũng cần lưu ý đến các thói quen hàng ngày để kiểm soát tình trạng mụn hiệu quả hơn. Hãy luôn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài và hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các sản phẩm dạng hạt.

Sống chung với mụn trứng cá đỏ là không quá khó khăn nếu bạn hiểu rõ bản thân nên làm gì để kiểm soát tình trạng mụn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.

Mụn trứng cá đỏ

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về mụn trứng cá đỏ, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version