Mụn trứng cá là tình trạng thường gặp ở tuổi dậy thì ở cả nam và nư.. Vậy mụn trứng cá là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân gây nên và các cách điều trị cũng như phòng ngừa như thế nào?… Tất cả các câu hỏi thắc mắc sẽ được Songkhoe.medplus.vn chia sẻ qua bài viết sau đây:
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Trong đó nang lông bị giãn nở, tắc nghẽn và viêm. Thường gặp ở người , phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên có da nhờn. . Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau. Có khi sưng tấy đỏ và cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.
Nguyên nhân dẫn đến bị mụn trứng cá
Trong quá trình dậy thì hormone testosteron ở cả nam và nữ tăng, kích thích tuyến dầu ở da. Ở thanh thiếu niên, tuyến nhờn bắt đầu tiết ra nhiều dầu khiến cho da bị nhờn. Nhưng ở một số người lượng dầu này bị chặn bởi lỗ chân lông mở.
Ngòai ra vi khuẩn, dầu và bụi bẩn là nguyên nhân làm bít các lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng. Sau đó hình thành nên mụn và nang. Đa số ở nam giới sẽ tiết dầu nhiều hơn nữ và có nguy cơ bị mụn nhiều hơn.
Các yếu tố gây nên mụn trứng cá
Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ thành niên. Tuy nhiên dưới đây là một số yêu tố làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá:
- Bệnh buồng trứng đa nang.
- Sử dụng một số thuốc steroid, hormon, androgen hoặc lithium.
- Lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều sẽ khiến cho lỗ chân lông bạn bị tắc và gây nên mụn. Đặc biệt là mụn trứng cá.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều dầu mỡ như trong nhà bếp,…
- Chế độ ăn hằng ngày chứa nhiều thành phần từ sữa và đường.
- Da mặt tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng “dơ” như: điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, ba lô.
- Tiền sử gia đình: di truyền đóng một vai trò quan trọng. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn cao.
- Stress cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng mụn của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các loại mụn khác thường gặp
- Mụn đầu trắng: nằm trong lỗ chân lông kín;
- Mụn đầu đen: nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
- Mụn đỏ, viêm: nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
- Mụn mủ: mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
- Mụn bọc: mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
- Mụn nang: mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.
Điều trị mụn trứng cá như thế nào?
Điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào tình trạng mụn và mức độ nặng hay nhẹ của mụn. Đa số bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc đặc trị mụn.
Đối với mụn trứng cá (mụn đầu trắng, mun đầu đen hoặc mụn đỏ nhỏ), những phương pháp trị mụn gồm:
- Rửa mặt nhẹ với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, độ pH thấp như Centaphil.
- Bôi kem chứa benzoyl peroxide (như Oxy 10).
- Bôi kem chứa salicylic acid (như Sastid hoặc Acnes).
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc ngoài da mạnh hơn. Bạn cũng có thể dùng kem chứa chất kháng sinh hoặc thử các loại thuốc bôi làm giãn lỗ chân lông. Điều trị mụn cần nhiều thời gian(6-8 tuần) và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và mất tự tin thì bạn nên đi khám và điều trị lâu dài tại các bác sĩ da liễu uy tín. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ.
Một số cách phòng ngừa mụn trứng cá mà bạn nên biết
- Tránh sờ tay lên mặt vì tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn có thể gây mụn.
- Tránh tự ý nặn mụn vì có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo rỗ.
- Tránh các yếu tố khởi động kích thích làm nặng thêm như căng thẳng, thức khuya.
- Ăn uống theo chế độ giảm tinh bột, đường, sữa và chất béo.
- Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày) sẽ giúp chất nhờn dưới da dễ bài tiết hơn. Và cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bạn.
- Nên tẩy trang và rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc sau đi ra ngoài.
- Nếu bạn bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất là không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Bạn nên dùng kem chống nắng không chứa dầu. Bạn có thể hỏi dược sĩ ở tiệm thuốc hoặc bác sĩ trị mụn cho bạn để mua loại kem chống nắng phù hợp.
- Hạn chế dụng thuốc thoa có corticoides vùng dễ bị mụn và thuốc uống có chứa corticoides.
Các phòng khám da liễu uy tín mà bạn nên biết:
- Mách bạn 5 phòng khám da liễu uy tín quận 1
- Bật mí 5 phòng khám da liễu uy tín quận 3
- Top 5 phòng khám da liễu uy tín quận 10
Một số bài viết tham khảo: Mayoclinic.org, Hellobacsi.com