Site icon Medplus.vn

Muống Biển – Loại rau mọc hoang nhưng lại là vị thuốc chữa bệnh

Rau Muống Biển

Rau Muống Biển

Muống Biển là loại rau mọc hoang dọc các vùng biển nước ta. Cây còn là một vị thuốc với nhiều công dụng. Giúp chữa cảm mạo, sốt rét, phù thũng,… Cùng Medplus tìm hiểu để hiểu rõ hơn về dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Muống biển, Rau muống biển

Tên khoa học: Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.

Tên đồng nghĩa: Ipomoea biloba Forsk.

Họ: Convolvulaceae

Đặc điểm cây

Muống biển là một loại cây cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như thân rau muống, có 2 đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia.

Dây mọc bò lan trên mặt đất; bò lan đến đâu, rể mọc đến đấy.

Phân bố, thu hái và chế biến

Muống biển mọc hoang ở khắp ven biển ở nước ta: Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, An Giang, Minh Hải (Rạch Giá, Bạc Liêu v.v…)

ít khi trồng, muốn trồng thì trồng bằng cành vào mùa mưa, trên đất phù sa. Thu hái vào tháng 5 tháng 6. Hái lá cành non, phơi khô. Có khi dùng cả rễ và dây.

Muống biển còn mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Ấn Độ v.v….

Bộ phận dùng

Thành phần hoá học

Thành phần hoá học

Toàn thân có chất nhầy. Những chất khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

TÍnh vị, công năng

Muống biển có vị cay, đắng tính hơi lạnh. Vào 2 kinh Can và Tỳ. Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu ung, tán kết. Dùng chữa phong thấp đau nhức, mụn nhọt sưng đau,..

Công dụng và những bài thuốc về Muống Biển

Công dụng

Nhân dân dùng muống biển làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, môi, thông tiểu tiện, chữa thủy thũng, đau bụng.

Dùng ngoài, lá tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ. Hoặc phơi khô, tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.

Ngoài ra, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa biển có thể lấy một nắm rau muống biển giã nát đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.

Tại Campuchia, có nơi dùng lá giã nhỏ, trộn với lá dây đau xương, củ sả và vỏ dừa đốt lấy khói xông lên chỗ trĩ hậu môn. Liều dùng hằng ngày: 20-30g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc xông.

 

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

1. Hỗ trợ chữa phong  thấp, khớp xương đau nhức

Rau muống biển 45g, rửa sạch đổ 300ml nước, 300ml rượu trắng. đun sôi, sắc còn 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

2. Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ)

Rau muống biển 30-60g, rửa sạch sắc với 500ml nước, vặn nhỏ lửa còn 200ml nước và thêm đường đỏ uống. Dùng liền 5 ngày. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ da bị tổn thương.

3. Hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết

Rau muống biển 30g hầm với 300-500g lòng lợn; chia 2 lần ăn như thức ăn trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày là một liệu trình.

4. Chàm (eczema)

Dùng rễ muống biển 30g, sắc nước uống. Mặt khác, dùng lá muống biển tươi, sắc lấy nước rửa.

5. Bối ung (nhọt độc mọc ở lưng)

Dùng lá muống biển tươi, lượng thích hợp, giã nát đắp.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version