Site icon Medplus.vn

Na Rừng và Những công dụng hữu ích từ dược liệu đắt đỏ

Na Rừng

Na Rừng

Na Rừng là một thảo dược quý và được sử dụng rộng rãi trong đồng bào dân tộc. Cây mang giá trị dược liệu cao nên có giá rất đắt đỏ. Có công dụng chữa tê thấp, động kinh,… Cùng tìm hiểu với Medplus để hiểu nhiều hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Na rừng, Na leo, Nắm cơm, Chua cùm, Đại toán, Dây răng ngựa, Pàn mạ (Tày), Đại phạn bế

Tên khoa học: Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib

Tên đồng nghĩa: Kadsura roxburghiana Arn.

Họ: Schisandraceae (Ngũ vị)

Đặc điểm cây

Dây leo. Thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn.

Mùa hoa: tháng 5 – 6, mùa quả: tháng 8 -9

Phân bố, đặc điểm sinh thái

Loài na rừng phân bố rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.

Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng trên cây không nhiều.

Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.

Thu hái, sơ chế

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.

Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.

Bảo quản dược liệu

Lưu trữ na rừng trong bao, hộp kín, khô ráo, thoáng gió, tránh nơi có độ ẩm cao.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của Na rừng rất phức tạp, trong đó có khoảng 36 hợp chất. Một số hoạt chất chính được tìm thấy trong Na rừng bao gồm:

Tác dụng dược lý

Từ dịch chiết bằng  dịch lorethan của thân dây na rừng qua chiết tách bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột, được các thành phần III và IV có tác dụng ức chế hoạt tính nhân tố hoạt hóa tiểu cầu.

Tính vị, công năng

Thân dây na rừng có vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng khư phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Quả na rừng có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái khư đàm.

Công dụng và bài thuốc về Na Rừng

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, na rừng được làm thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 8 – 16 g, vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày. Quả khi chín ăn được. Hạt quả đôi khi được dùng thay thế ngũ vị tử bắc.

Ở Trung Quốc, thân và rễ cây được dùng chữa phong thấp tê đau, viêm loét dạ dày – tá tràng, đau bụng kinh, đau bụng sau khi dẻ. Quả chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng, viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 – 9 g sắc nước uống. Rễ na rừng, oai diệp tử lan, hồ tiêu, các vị lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.

Bài thuốc sử dụng Na rừng

1. Sử dụng cho phụ nữ sau sinh đẻ

Cách 1: Sử dụng 12 – 15 g rễ cây ngâm rượu để uống dần. Mỗi lần dùng khoảng 50 – 100 g.

Cách 2: Dùng 20 – 30 g rễ cây hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.

Cách 3: Sử dụng phối hợp Na rừng, Sâm cau, Bổ béo, Hồi sức hãm thành trà để uống.

Sử dụng na rừng có thể giúp phụ nữ sau sinh đẻ ăn uống ngon hơn, giảm đau, hỗ trợ co bóp dạ con và tăng tốc độ làm sạch lượng máu hôi tanh sau khi sinh con.

2. Sử dụng giảm đau

Sử dụng vỏ thân, rễ cây ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16 g na rừng sắc nước uống như trà.

Sử dụng thường xuyên có thể kích thích tiêu hóa, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

3. An thần gây ngủ

Sử dụng quả rang lên, hãm trà pha nước uống có tác dụng an thần và gây ngủ.

Na rừng có thể được sử dụng như một vị thuốc an thần, điều trị viêm đau dạ dày, suy nhược cơ thể. Mặc dù cây không độc nhưng người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để có liều lượng và cách dùng an toàn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version