Site icon Medplus.vn

NẤM DA CHÂN: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus tìm hiểu về những nguyên nhân và điều trị của bệnh nấm da chân bạn đọc nhé!

Nấm da chân

1. Nấm da chân là gì?

Nấm da chân là một bệnh nhiễm nấm thường gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi, tuy nhiên, bệnh phổ biến ở nam giới, những người thường xuyên tập luyện thể thao như vận động viên và gặp nhiều ở người trưởng thành hơn trẻ em.

Bệnh nấm da chân có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nấm. Bệnh có thể xuất hiện dưới các dạng như: viêm kẽ, dày sừng, loét, mụn nước, nấm ở kẽ chân.

2. Nguyên nhân nấm da chân

Bệnh nấm da chân do một loại vi nấm sống trên các mô chết của tóc, móng chân và lớp da trên gây ra. Một số loại nấm gây ra bệnh nấm nông ở chân như: trichophyton (T.) rubrum;T. interdigitale, trước đây gọi là T. mentagrophytes var. interdigitale, epidermophyton floccosum.

Bệnh nấm da chân ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi nghành nghề, nhưng thường gặp nhất ở người lớn hơn nhất là ở nam giới. Nấm da chân cũng phổ biến hơn ở những người thường xuyên mang giày kín, sử dụng phòng tắm công cộng hoặc hồ bơi. Bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất ở nam thanh niên thường xuyên tập thể thao.Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Triệu chứng nấm da chân

Nhiễm nấm da chân thường xuất hiện ở giữa các ngón chân, lòng hoặc mu bàn chân, ở một hoặc cả hai bàn chân, với biểu hiện tùy vị trí bị nhiễm nấm như:

Đặc biệt, với những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhiễm nấm da chân thường gây lở loét bàn chân.

4. Điều trị nấm da chân

Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nấm da bàn chân, cần tới các cơ sở khám bệnh có phòng khám da liễu để khám và điều trị cho kết quả tốt nhất. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị hiệu quả. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê bệnh nhân bôi kem chống nấm.

Ngoài ra, cố gắng giữ cho bàn chân của bạn khô ráo, tạo ra môi trường hạn chế các loại nấm phát triển. Rửa chân hàng ngày và lau khô cẩn thận. Bệnh nhân cần dùng khăn riêng, không dùng chung khăn với bất cứ ai khác.

Ngoài ra, cần mang vớ (tất) làm bằng sợi bông hoặc len và thay tất 1 hoặc 2 lần/ngày tránh để bị ẩm ướt. Không đi những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su. Khi bị nhiễm nấm da, cần hạn chế đi giày; cần đi dép càng nhiều càng tốt. Khi bị nấm chân phòng tái phát, nên bôi bột chống nấm vào  chân và bên trong đôi giày của bạn mỗi ngày.

Khi đi tắm ở bể bơi công cộng, cần mang giày dép bảo vệ, kể cả đi dép khi vào trong phòng thay đồ. Nếu các tổn thương không cải thiện sau 2 tuần bôi kem chống nấm hoặc ngứa dữ dội, hoặc đau thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và thay đổi thuốc điều trị. Nếu có mụn nước, mụn mủ, loét ở bàn chân thì cũng cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chăm sóc da chân bằng các cách sau khi đang bị nhiễm nấm da chân là rất cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm:

Nấm da chân
Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh nấm da chân, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

 

Exit mobile version