Site icon Medplus.vn

Nấm Ngọc Cẩu – Vị dược liệu ” VÀNG ” mà mọi Quý Ông nên biết

7 nam ngoc cau 3 - Medplus

Nấm Ngọc Cẩu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

1. Đặc điểm dược liệu

Nấm ngọc cẩu là cây sống lâu năm. Cây tồn tại và phát triển bằng cách sống ký sinh trên các cây gỗ lớn, có tán lá rộng trong rừng. Về bản chất, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm nhưng khi chồi lên khỏi mặt đất, phần ngọn có hình dáng tương tự như thân cây nấm nên được dân gian gọi với cái tên là “nấm ngọc cẩu”.

2. Phân bố

Nấm ngọc cẩu phát triển tốt trong môi trường rừng sâu ẩm thấp có độ cao trên 1500 mét, dưới các tán cây lớn. Ở nước ta, dược liệu này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Nấm ngọc cẩu thường có vào thời điểm từ tháng 9 – 12 hàng năm. Những cây đạt kích thước chuẩn sẽ được người dân thu hái về. Sau tháng 12, một số cây còn sót lại sẽ bị chìm xuống đất và tiếp tục phát triển vào năm sau khi gặp điều kiện thuận lợi.

3. Bộ phận dùng

Có thể dùng toàn cây nấm ngọc cẩu làm thuốc

4. Thu hoạch – sơ chế

Nấm ngọc cẩu thường mọc theo cụm. Trong cùng một cụm có thể tìm thấy cả nấm đực lẫn cái. Những cây nấm có kích thước to bằng ngón tay lớn, màu nâu hay đỏ sẫm sẽ được đào về. Một vài nhánh còn quá bé sẽ được giữ lại để chúng tiếp tục phát triển và thu hoạch vào những lần sau đó.

Sau khi đào về, nấm sẽ được đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch, để ráo nước. Dùng tươi hoặc sấy khô cả củ hay cắt thành nhiều lát mỏng theo chiều dọc phơi trong bóng râm cho hơi se mặt lại là được.

5. Bảo quản

Nấm ngọc cẩu khô sẽ bảo quản được lâu hơn so với nấm tươi. Sau khi phơi và sấy khô hoàn toàn, dược liệu được đựng trong các túi ni lông hoặc hộp nhựa, hũ thủy tinh.

Cần đảm bảo đậy kín miệng lại hoặc cột chặt đầu bao lại, cất nơi khô ráo, thông thoáng để vi khuẩn, nấm và không khí ẩm không có khả năng xâm nhập vào bên trong khiến dược liệu bị hư hỏng.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong nấm ngọc cẩu chứa:

2. Tính vị

Dược liệu này có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn

3. Quy kinh

Tỳ, Thận

4. Công dụng của dược liệu

Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì? Theo Đông y, nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ Tỳ dưỡng Thận, tráng dương, bổ máu, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao khả năng sinh lý.

Dược liệu này được chỉ trị các chứng bệnh sau:

Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn được dùng trong làm đẹp, dưỡng da, trị nám, tàn nhang, ngăn ngừa thiếu máu và phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

5. Liều dùng dược liệu

Dùng nấm ngọc cẩu dạng sắc, ngâm rượu uống hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc. Tùy theo mục đích mà sử dụng với liều lượng thích hợp.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị thận dương bất túc, lưng gối đau mỏi, khó đậu thai, tiểu nhiều về đêm, chống xuất tinh sớm

2. Điều trị di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý ở nam giới

3. Điều trị xuất tinh sớm, thận hư, di tinh, bất lực ở đàn ông

4. Điều trị nhức mỏi xương khớp, dưỡng thận

5. Bổ thận dương, lợi huyết, ích tinh

6. Cường dương, cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Kiêng kỵ

Bạn không nên dùng nấm ngọc cẩu nếu đang gặp các vấn đề sau:

Phân biệt nấm ngọc cẩu thật giả và hàng chất lượng tốt

Nấm chất lượng tốt và nguyên chất sẽ có những đặc điểm sau:

Đặc điểm của nấm giả, nấm kém chất lượng:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version