Site icon Medplus.vn

Nấm tràm: thực phẩm bổ dưỡng không nên bỏ qua với 7 công dụng

lợi ích của nấm trám

lợi ích của nấm trám

Vị đắng của nấm tràm gây khó ăn nhưng lại là một loại thực phẩm cực kỳ tốt với sức khỏe, đặc biệt với công dụng thanh nhiệt. Nếu có dịp thử, chắc chắn bạn sẽ thích vị đắng đặc trưng và hậu vị ngọt của chúng. Chúng không chỉ là một loại thực phẩm mà còn được bào chế thành thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là công dụng thanh nhiệt. Vậy ăn nấm tràm có tác dụng gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về chúng nhé!

Thông tin chung của nấm tràm

Nấm tràm mọc khá phổ biến ở miền Trung nước ta. Chúng có tai nhỏ, tròn, cả cây màu tím nhạt. Vị đắng đặc trưng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Nấm có tai nhỏ sẽ có vị ngon hơn loại to. 

Đông y thường xử dụng loại nấm này để chữa mỏi mệt, cảm cúm, giải độc, giải rượu. Nếu bạn không quen ăn vị đắng, vẫn có nhiều cách để khử vị đắng như cắt phần đất, rửa sạch, luộc và ngâm nước lạnh. 

Ăn nấm tràm có tác dụng gì

Thành phần dinh dưỡng của nấm tràm

Nấm tràm có thành phần dinh dưỡng tương đối giống với họ nấm. Chúng có:

Ăn nấm tràm có tác dụng gì?

1. Thanh nhiệt

Vị đắng đặc trung của nấm tràm theo quan niệm dân gian có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một vài phuong thuốc của đông y cũng sử dụng loại nấm này để giải rượu, điều này chứng minh được tác dụng giải độc của chúng được công nhận và thực sự có hiệu quả.

2. Giảm viêm

Trong một vài nghiên cứu cho thấy nấm tràm có tác dụng gây ức chế viêm nhiễm trong cơ thể. Một vài các chất có trong chúng cũng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, giảm bệnh và chống viêm nhiễm cho cơ thể. 

3. Ngăn ngừa ung thư

Các chất carbonhydrate có trongnaasm tràm giúp ngăn ngừa ung thư. Bởi chúng là các chất có khả năng gây ức chế các gốc tự do làm tổn hại đến cơ thể. Các gốc tự do làm phát triển các khối u, tạo nên căn bệnh ung thư khó chữa. Nấm sẽ hỗ trợ rất nhiều. Bên cạnh đó, các gốc tự do còn gây ra nhiều bệnh khác như bệnh tim hoặc gan. Vì vậy, bổ sung nấm vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn đấy.

4. Bổ sung chất dinh dưỡng

Trong nấm tràm chứa một nguồn chất dinh dưỡng dồi dào. Chúng được xem như một loại rau và vì thế mà chúng cũng có các tác dụng tương tự.

Bên cạnh đó, chúng có hàm lượng vitamin, khoáng chất và cả đạm thực vật cực kỳ bổ dưỡng, rất phù hợp cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng.

5. Cải thiện hệ tiêu hóa

ăn nấm trám tốt cho hệ tiêu hóa

Chúng bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, hạn chế gây táo bón. Chúng giúp thanh nhiệt nhờ vị đắng của mình mà vì thế, cơ thể bạn cũng thải được độc tố, giảm được nhiều bệnh. Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein giúp cơ thể khỏe mạnh. 

6. Tốt cho máu

Nấm có sắt trong bảng thành phần, một loại chất bổ cực kỳ tốt cho máu. Bên cạnh đó, sử dụng nấm trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung sắt vào cơ thể, ít chất béo, giảm cholesterol trong máu, giúp máu hoạt động tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng nấm tràm

Để giảm vị đắng của nấm tràm. Bạn nên chế biến sạch phần đất dưới chân, rửa lại và luộc chín, sau đó ngâm với nước lạnh là được. Nếu bạn đã quen với vị đắng, sẽ cảm nhận được hậu vị ngọt của nấm.

Nhiều người thường chế biến để bảo quản lâu hơn. Bạn cũng có thể phơi khô nấm, trước khi dùng thì luộc sơ và chế biến.

Một vài các món ăn thông dụng có thể chế biến từ nấm tràm như nấu canh cùng rau xanh, nấm kho tiêu, kho cá hoặc xào với thịt cũng rất ngon.

Medplus hy vọng bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để câu hỏi ngay bên dưới nhé! Và đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: Remembrance of the bitter taste of melaleuca mushroom

Exit mobile version