Site icon Medplus.vn

NANG NIỆU RỐN Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về nang niệu rốn ở trẻ sơ sinh là gì bạn đọc nhé!

1. Tìm hiểu về nang niệu rốn

  • Ống niệu rốn là gì? Ống niệu rốn bắt nguồn từ xoang niệu dục hình thành trong thời kỳ bào thai nối từ rốn đến bàng quang. Thông thường ống này sẽ thoái triển trước sinh. Tuy nhiên có một số trường hợp sau khi sinh, ống này không thoái triển mà hình thành nên các bất thường ống niệu rốn, bao gồm: ống niệu rốn mở (50%), nang niệu rốn (30%), xoang ống niệu rốn (15%) và túi thừa bàng quang – niệu rốn (5%).
  • Nang niệu rốn là tình trạng ống niệu rốn không thoái triển mà tồn tại và giãn to phần ống niệu rốn nằm giữa bàng quang và rốn, hình thành nang niệu rốn. Nang niệu rốn tuy xuất hiện từ khi sinh ra, tuy nhiên đa phần bệnh lý nang niệu rốn thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành.
  • Biến chứng của nang niệu rốn bao gồm như nang niệu rốn nhiễm trùng do nang tồn tại lâu dài gây nhiễm trùng lan rộng dọc đường giữa quanh vùng bụng dưới, nhiễm trùng tiểu khung, rỉ nước tiểu ở rốn, nhiễm trùng rốn và có thể ung thư hóa.
  • Để phát hiện sớm bệnh nang niệu rốn nhằm hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm và ung thư hóa, bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường ở vùng rốn và dưới rốn, đặc biệt là trẻ em, cần được phát hiện, thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính thích hợp để chẩn đoán chính xác mới điều trị có kết quả tốt, không để lại di chứng và nguy cơ ung thư hóa.
  • Ống niệu rốn có khỏi không? Ống niệu rốn không tự biến mất mà cần phải phẫu thuật cắt bỏ.

2. Chẩn đoán nang niệu rốn

  • Triệu chứng cơ năng: bé đến khám vì rốn bị ướt liên tục từ khi sinh (dịch trong, xuất hiện rõ khi bé khóc hoặc ho); hoặc có một khối u vùng dưới rốn.
  • Khám lâm sàng thấy rốn ướt, mô quanh rốn viêm.
  • Ấn vào vùng trên xương mu thấy có nước tiểu rỉ qua rốn.
  • Sờ thấy khối u vùng dưới rốn.
  • Siêu âm bụng: có thể thấy cấu trúc ống vùng hạ vị, thông thương rốn với bàng quang; nang giữa rốn và bàng quang; túi thừa ở mặt đáy bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh nang niệu rốn.

3. Điều trị nang niệu rốn

Trong các bệnh lý tồn tại ống niệu rốn ở trẻ, chỉ có bệnh ống niệu rốn mở (dò rốn-bàng quang) là có chảy nước tiểu ở rốn và được phát hiện trong giai đoạn mới sinh. Các bệnh lý còn lại có triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, chẩn đoán phải dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Các bệnh lý không có triệu chứng thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành, khi các bệnh lý này có tình trạng nhiễm khuẩn lan dọc đường giữa quanh vùng bụng dưới, nhiễm trùng tiểu khung,…gây các triệu chứng đau vùng bụng dưới rốn, sốt cao, ớn lạnh,… Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán xác định sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT,…

Các bệnh lý tồn tại ống niệu rốn ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, đường nhiễm khuẩn có thể là đường máu, đường bạch mạch hoặc bàng quang. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, các thương tổn có nguy cơ thoái triển thành u ác tính khi trưởng thành. Ngoài những trẻ được chẩn đoán bệnh ống niệu rốn mở khi mới sinh.

Những trẻ khác nếu thường xuyên có triệu chứng bất thường vùng rốn và dưới rốn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để thăm khám kỹ, thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, điều trị kịp thời.

  • Điều trị phẫu thuật là chủ yếu để ngăn ngừa các biến chứng do bệnh lý ống niệu-rốn có thể gây ra.
  • Điều trị nhiễm trùng rốn trước phẫu thuật
  • Nguyên tắc phẫu thuật: phẫu thuật nhằm cắt bỏ nang, khâu lại phần đáy bàng quang.
  • Chỉ định phẫu thuật đối với mọi trường hợp bệnh lý ống niệu-rốn trong đó có nang niệu rốn.
  • Quá trình phẫu thuật bộc lộ ống niệu rốn: bóc tách da và tổ chức dưới da, vào thành trước bàng quang bằng đường giữa dưới rốn, tìm ống niệu rốn ở phần đáy bàng quang. Tiến hành cắt bỏ các thương tổn của ống niệu-rốn, khâu lại phần đáy bàng quang. Cuối cùng cầm máu, đóng vết mổ.
  • Sau mổ: dùng kháng sinh, thay băng hàng ngày
  • Biến chứng sau mổ:
  • Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ cần cầm máu, kháng sinh, chăm sóc vết mổ
  • Còn rỉ nước tiểu ở rốn cần kiểm tra và xử lý lại.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các thông tin cần biết về bệnh nang niệu rốn là gì nhé, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết để hạnh phúc với gia đình hơn bạn đọc nhé.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version