Site icon Medplus.vn

Nạo phá thai và những tai biến xảy ra

Nạo phá thai và những tai biến xảy ra
Nạo phá thai và những tai biến xảy ra

Nạo phá thai là gì?

Nạo phá thai được định nghĩa là sự kết thúc thai nghén. Bằng cách loại bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Có nhiều phương pháp phá thai khác nhau, nhưng dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì cũng để lại tâm lý đối với người phụ nữ.

Quá trình nạo thai an toàn

Những tai biến sau nạo thai

Những tai biến sau nạo thai

Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật.

Dù là dùng thuốc gây tê hay thuốc gây mê khi nạo phá thai thì khả năng xuất huyết là ngang nhau. Nếu không may, sau khi phá thai, chị em phải đối mặt nguy cơ huyết chảy không cầm và phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.

Thủng tử cung có thể xảy ra trong trường hợp nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Trong quá trình nạo hút thai cũng có thể dẫn tới thủng ruột. Để biết chính xác mức độ thủng thế nào, bác sĩ sẽ cần phải siêu âm và nội soi cẩn thận.

Hậu quả rách cổ tử cung do nạo phá thai thường hiếm gặp và lành tính. Nếu chẳng may cổ tử cung bị rách thì cũng không bị chảy quá nhiều máu và để lại sẹo nhưng không ảnh hưởng đến tương lai về sau.

Nếu bị sót nhau thì ca phẫu thuật bỏ thai đó là chưa thành công. Trường hợp bị sót nhau sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại.

Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng không cẩn thận khi nạo phá thai. Các biến chứng nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu ra bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm đau,… Đối với biến chứng nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp đều dùng kháng sinh để điều trị.

Nhiễm trùng sau khi phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Ngoài ra, sau nạo hút thai, nguy cơ dính buồng tử cung có tỷ lệ thường gặp cao hơn so với hút thai.

Bài viết này giải đáp các thắc mắc về nạo phá thai và những biến chứng. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Bài viết được tham khảo: wikimedia

Exit mobile version