Site icon Medplus.vn

Nắp Ấm – Loài cây ăn thịt với công dụng chữa bệnh tuyệt vời

nap-am-loai-cay-an-thit-voi-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi

nap-am-loai-cay-an-thit-voi-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi

Nắp Ấm luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

nap-am-loai-cay-an-thit-voi-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi

Tên tiếng Việt: Nắp Ấm

Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce

Họ: Nắp ấm – Nepenthaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây nắp ấm là 1 cây thuốc quý. Cây thảo bắt côn trùng, mọc thẳng, cao 1-3m, có thân hình trụ rất dài, màu xanh lục nhạt. Lá có cuống nửa ôm thân và có cánh; phiến lá hình bầu dục thuôn, 5-7 đôi gân phụ dọc, nhiều gân ngang song song; cuống hình dải. Bình gần bằng trục, hơi phẳng ở gốc, nắp tròn, có nhiều tuyến phân phối đều ở mặt trong. Cụm hoa chuỳ mảnh mọc đứng, đực hoặc cái; xim 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài.

Ra hoa từ tháng 5-12, quả tháng 12.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân cây Nắp ấm được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây phân phối chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ như Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận. Cây thường được tìm thấy ở chân các núi đá vôi.

Ở miền Bắc, Nắp ấm mới được tìm thấy ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Loài của nhiệt đới, có phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp trên đất lầy, nhiều mùn và lùm bụi một số nơi ở miền Trung nước ta, từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Minh Hải. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

4. Thu hái – sơ chế

Mùa hoa Nắp ấm thường rơi vào tháng Giêng. Tuy nhiên, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn 2 – 3 cm, phơi khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản

Nắp ấm sau khi được sơ chế lưu giữ ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng, nơi ẩm ướt. Thỉnh thoảng có thể mang ra phơi nắng để tránh nấm mốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho biết, dịch của cây Nắp ấm là do thân cây tự sinh ra, có dạng nước hoặc siro, nhớt, có tính đàn hồi. Dịch này được sử dụng để thu hút, giữ chân và tiêu diệt côn trùng. Một số thành phần cơ bản có trong nắp ấm bao gồm:

2. Tính vị và Quy Kinh

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Phần được sử dụng làm dược liệu chính của cây là thân và lá khô (chủ yếu là nang trước của lá.) Nắp ấm thường được sử dụng để điều trị:

4. Công Dụng

  1. viêm gan hoàng đản;
  2. Đau loét dạ dày, hành tá tràng;
  3. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu;
  4. Cao huyết áp, đái đường;
  5. Cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết.

5. Cách dùng – liều lượng

Thường dùng: 15-30 (20-40)g khô hoặc 30-60 (40-80)g tươi, sắc uống.

Nắp ấm có thể dùng uống trong hoặc giã nát thoa ngoài đều được.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

nap-am-loai-cay-an-thit-voi-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi

1. Điều trị gan nhiễm mỡ

Sử dụng toàn thân cây  phơi khô nấu nước thay trà uống hàng ngày. Liều lượng sử dụng khoảng 30 – 50 g Nắp ấm nấu với 3 lít nước sôi, giữ lửa đều trong 20 phút. Để nguội và uống liên tục trong 30 ngày hoặc 3 tháng nếu cần thiết.

Lưu ý: Không sử dụng nước cây Nắp ấm thay nước lọc hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nấu nước dùng uống một lần.

2. Điều trị đái tháo đường, hay khát thường, cổ họng khô rát

Sử dụng 30 g Nắp ấm, Giảo cổ lam, Thiên môn đông, mỗi vị 25 g nấu cùng với 3 lít nước, để lửa vừa đun trong 20 phút. Để nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Thời gian sử dụng liên tục trong 1 – 3 tháng.

Lưu ý: Người bệnh nên thường xuyên theo dõi đường huyết để có cách xử lý khi cần thiết.

3. Điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Dùng 30 g Nắp ấm, Thương nhĩ tử, Bạch tật lê, mỗi loại 12 g, Dây bòng bong 20 g, Trần bì, mộc hương, mỗi vị 6 g nấu cùng với 1.500 ml nước. Đến khi cạn còn 600 ml là được.

Để nguội chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 30 ngày sau đó đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sỏi.

4. Điều trị huyết áp cao

Sử dụng Nắp ấm 30 – 50 g đun sôi dùng xông hơi toàn thân. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kết hợp với 9 g Câu đằng, 15 g Hy thiêm đun sôi dùng xông để tăng hiệu quả điều trị.

5. Chữa vàng da do viêm gan

Sử dụng Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo, mỗi vị 30 g sắc thành nước uống mỗi ngày.

6. Điều trị tiêu chảy, tiêu ra phân loãng

Sử dụng độc vị cây Nắp ấm nấu lấy nước uống, tiêu chảy sẽ ngừng ngay lập tức.

7. Sử dụng thanh nhiệt

Sử dụng 15 g Nắp ấm đun sôi với một lượng nước vừa đủ để uống thay nước trong ngày, chống mất nước và hỗ trợ lợi tiểu.

8. Điều trị ho khan, đau tức phổi

Sử dụng 30 g cây Nắp ấm, 2 – 3 quả dưa leo nấu cùng hai bát nước, đến khi còn 1 bát. Dùng uống khi nước còn nóng.

9. Giải độc chống viêm

Sử dụng cây Nắp ấm tươi rửa sạch, giã nát đắp lên da có thể điều trị nhiễm trùng da do virus, giúp da hết sưng đỏ. Ngoài ra sử dụng nước giã cây thoa lên da có thể phòng chống muỗi đốt và bảo vệ sức khỏe của da.

Kiêng kị

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version