Site icon Medplus.vn

NÊN LÀM GÌ KHI BỊ CHUỘT RÚT ??

NEN LAM GI KHI BI CHUOT RUT - Medplus

Chuột rút là gì? Bị chuột rút nguyên nhân do đâu? Nếu thường xuyên bị chuột rút thì có đáng lo không? Bài viết dưới đây Songkhoen.medplus.vn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về tình trạng chuột rút.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là gì?

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, không tự ý xảy ra ở nhiều cơ. Thông thường, nó sẽ kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Tình trạng có thắt cơ này thường gây đau, thậm chí rất đau, và có thể tác động đến nhiều nhóm cơ khác nhau. Cường độ cơn đau của chuột rút có thể khiến bạn phải thức giấc vào ban đêm hoặc khó khăn trong đi lại. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Nguyên nhân tại sao lại bị chuột rút

Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy rõ cơ chế gây ra hiện tượng chuột rút. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bạn có thể bị chuột rút với nguyên nhân có thể kể tới như:

Các nguyên nhân dễ bị chuột rút

Chuột rút có những dấu hiệu nào?

Nếu bạn bị co rút ở một khối cơ bắp nào đó, thì khi sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục. Lúc này, chân hoặc tay cảm thấy đau đớn và rất khó khăn trong việc cử động, Thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.

Bình thường, chuột rút chỉ xuất hiện triệu chứng cơ co rút. Nhưng nếu, hiện tượng này có đi kèm thêm các triệu chứng khác như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám. Bạn không nên chủ quan và coi thường sự co rút của cơ, vì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Nguy cơ dễ bị chuột rút

Những yếu tố có thể khiến bạn dễ bị chuột rút hơn những người khác. Có thể kể đến là:

Chẩn đoán chuột rút như thế nào?

Để biết được nguyên nhân của chuột rút, bác sĩ có thể làm một bài test về thể lực của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần làm một xét nghiệm máu. Mục đích để kiểm tra nồng độ kali, canci trong máu của bạn, cũng như chức năng gan, thận, tuyến giáp. Nếu là phụ nữ, bạn cũng có thể làm xét nghiệm kiểm tra mang thai hay không. Bạn cũng có thể được đo điện cơ. Đây là một xét nghiệm để đo hoạt động cơ và kiểm tra những bất thường cơ nếu có. Chụp cộng hưởng từ cũng có thể là một xét nghiệm có ích. Đây là một công cụ hình ảnh tạo ra một bức tranh về tủy sống của bạn.

Làm gì khi bạn bị chuột rút?

Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau rát ở cơ bắp và không cử động được. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi bạn đang lái xe hay bơi lội. Vì vậy, trong những trường hợp dưới đây, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý khi cơ co rút là:

Phương pháp phòng ngừa chuột rút

Hạn chế tình trạng chuột rút như thế nào?

Để chứng chuột rút không làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

Nếu cơn đau không cải thiện, có thể uống thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, thuốc kháng viêm, ví dụ như ibuprofen. Nó cũng có thể giúp kéo dãn nhẹ vùng cơ bị đau. Chuột rút có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu điều này xảy ra, hay nói với bác sĩ của bạn để kê thuốc giãn cơ. Thuốc này giúp thư giãn cơ và làm dịu đi cơn chuột rút. Kiểm soát tốt những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chuột rút có thể cải thiện các triệu chứng và làm dịu đi cơn chuột rút.

Một số bài viết liên quan: 

Nguồn: Mayoclinic.org, Hellobacsi.com, Medlatec.vn

Exit mobile version