Site icon Medplus.vn

Ngấy Hương là cây gì? Công dụng chữa bệnh của Ngấy Hương

Ngấy Hương hay gọi cách khác là Chát Ngấy. Là loài thực vật có trong họ Hoa hồng. Ngấy hương có nhiều công như chữa ho, viêm gan, phù thũng, dễ tiêu,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng loại cây này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Ngấy hương, Ngũ gia bì hương, Dây dum, Ngấy, Đũm hương, Mác tin tang (Tày), Ghín sí (Dao)

Tên khoa học: Rubus cochinchinensis Tratt.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Đặc điểm cây

Nơi sống và đặc điểm sinh thái

Bộ phận dùng

Thân lá thu hái quanh năm, phơi khô. Quả cũng được dùng.

Tác dụng dược lý, tính vị

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên protein huyết: dùng cao nước quả ngấy hương cho chuột  nhắt trắng uống trong nhiều ngày, kết hợp với chế độ ăn thiếu protein, thấy hàm lượng protein toàn phần và albumin tăng so với lô đối chứng không dùng thuốc. Kết quả trên có lẽ do ngấy hương làm giảm quá trình dị hóa hoặc làm tăng quá trình đồng hóa protein.

Tính vị, công năng

Có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, vào kinh tỳ và thận, có tác dụng giúp tiêu hóa, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí thêm sức, giải độc, tiêu phù.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng

Bài thuốc có ngấy hương

1. Chữa phù thũng

Ngấy hương 20g, rễ cỏ tranh 10g, cỏ mần trầu 10g. Tất cả thái nhỏ sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Nếu đi tiểu ra máu thêm 10g cây dừa cạn.

2. Chữa cảm thấp, nôn mửa, gai lạnh, ăn không tiêu

Lá ngấy hương 40-50g phơi khô, sắc uống. Có thể phối hợp với gừng sống 3g, lá sả 20g.

3. Chữa vàng da

Ngấy hương 20g, lá vằng 10g. Hai thứ phơi khô tán nhỏ, sắc uống. Dùng 7-10 ngày.

4. Chữa viêm gan, đau gan

Ngấy hương 30g, khúc khắc 20g, đảng sâm 20g, rau má 20g, râu ngô 15g, vỏ núc nác 15g, lá chanh 5g. Nếu có sốt thêm 20g kim ngân. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Trẻ em tùy tuổi dùng bằng 1/3-2/3 người lớn.

5. Chữa tóc khô hay rụng

Quả ngấy hương ăn tươi và ép lấy dịch bôi vào chân tóc hàng ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version