Ngáy ngủ là bệnh gì?
Ngáy ngủ là hiện tượng luồng không khí mà 1 người hít vào khi đang ngủ, lúc đi qua 1 vùng hẹp ở đường hô hấp trên sẽ tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh đặc trưng mà người ta gọi đó là tiếng “ngáy”. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng.
Đôi khi, ngáy là một triệu chứng của bệnh nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra hàng đêm hoặc không liên tục. Khi bệnh nặng, ngáy có thể gây thức giấc thường xuyên vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày. Bệnh cũng ảnh hưởng đến người ngủ xung quanh.
Nguyên nhân gây ra ngủ ngáy
Mọi trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và vùng mũi họng đều là nguyên nhân ngủ ngáy. Nó là hậu quả của 1 hay sự kết hợp của nhiều yếu tố sau:
- Tắc nghẽn đường hô hấp mũi: Do dị ứng hoặc viêm xoang. Một số người chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Các dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy xuất hiện;
- Trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi: họng và cơ lưỡi có thể giãn quá mức, khiến lưỡi rơi trở lại vào đường thở. Tình trạng này có thể do giấc ngủ sâu, uống rượu hoặc sử dụng một số thuốc ngủ gây ra. Lão hóa cũng làm cơ này nới lỏng khi ngủ;
- Mô họng quá lớn: người thừa cân, béo phì có thể bị tích lũy mô mỡ ở vùng hầu họng, khiến cho mô họng quá lớn, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản và gây ra tiếng ngáy. Ngoài ra, trẻ em bị viêm amidan và vòm họng lớn cũng thường bị ngáy;
- Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài(mô treo ở phía sau miệng): có thể thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng. Các bộ phận này rung động và va chạm với nhau khiến đường thở bị tắc, gây ra ngáy;
- Mất ngủ: không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến giãn cổ họng;
- Vị trí ngủ: ngáy thường gặp nhất khi nằm ngửa do cổ họng làm hẹp đường thở; Ngưng thở khi ngủ: ngáy cũng có thể liên quan với tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng này, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn đường thở, gây ngáy.
Dấu hiệu và triệu chứng của ngủ ngáy
Các triệu chứng phổ biến của ngáy bao gồm:
- Có tiếng ồn trong lúc ngủ;
- Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày;
- Khó tập trung;
- Nhức đầu vào buổi sáng;
- Viêm họng;
- Ngủ không yên;
- Thở hổn hển hoặc nghẹt thở vào ban đêm;
- Huyết áp cao;
- Đau ngực vào ban đêm;
- Ngáy quá quá lớn làm gián đoạn giấc ngủ của người bên cạnh;
- Bạn thức dậy và bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ngủ ngáy
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Giới tính: đàn ông có nhiều khả năng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ so với nữ giới;
- Thừa cân: những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị ngáy hoặc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ;
- Đường thở hẹp: một số người có thể mắc dị tật hàm dài mềm hay amidan hoặc vòm họng lớn, làm thu hẹp đường thở và gây ra ngáy;
- Uống rượu: rượu làm giãn các cơ cổ họng, tăng nguy cơ bị ngáy;
- Vấn đề mũi: nếu bạn có khiếm khuyết cấu trúc trong đường thở, chẳng hạn như vách ngăn lệch hoặc mũi bị nghẽn mạn tính, nguy cơ bị ngáy là rất cao;
- Bệnh sử gia đình: có người trong nhà hay ngáy hoặc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ.
Cách trị ngủ ngáy hiệu quả
Thay đổi tư thế ngủ
Có khoảng 60% người nằm ngửa để ngủ và cho rằng tư thế này tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nằm ngửa khiến cho lưỡi và vòm miệng mềm có thể sụp xuống phía sau thành của cổ họng. Điều này có thể dẫn đến âm thanh rung và ngáy trong khi ngủ. Trong trường hợp này, nằm nghiêng có thể là cách trị ngủ ngáy hiệu quả và đơn giản nhất.
Để hỗ trợ việc nằm nghiêng khi ngủ, bạn có thể sử dụng một chiếc gối dày, cao để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
Ngoài ra, đặt một số gối phía sau lưng cũng là một cách hạn chế ngáy ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể nâng cao đầu giường để ngăn ngừa không khí lưu thông và hạn chế ngáy ngủ. Tuy nhiên, điều này có thể gây đau cổ.
Không sử dụng rượu
Rượu và thuốc an thần có thể giúp bạn ngủ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng chất kích thích các cơ phía sau cổ họng và tạo ra âm thanh ngáy khi ngủ.
Do đó, không nên uống rượu ít nhất trong hai giờ trước khi ngủ để hạn chế tình trạng ngáy ngủ và rối loạn giấc ngủ.
Uống nhiều nước
Thiếu nước có thể làm chất tiết trong mũi (nước mũi) và vòm họng của bạn trở nên mềm và dính hơn. Điều này làm tăng khả năng ngáy khi ngủ. Do đó, uống đủ nước, khoảng 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để tránh trường hợp ngáy ngủ. Trong một số trường hợp, nam giới có thể cần uống 16 cốc nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước cần thiết.
Điều trị các bệnh lý về mũi
Nghẹt mũi và một số bệnh lý khác về mũi có thể khiến bạn ngáy to vào ban đêm. Do đó, nếu có các bệnh lý về mũi bạn cần điều trị ngay lập tức. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, biện pháp chống ngáy ngủ để có cách khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, một số người có thể bị dị tật hoặc chấn thương mũi. Điều này khiến vách ngăn mũi bị lệch và hạn chế luồng khí lưu thông bên trong mũi. Điều này khiến bạn phải thở bằng miệng trong khi ngủ và gây ra hiện tượng ngáy. Đôi khi, một số người cần phẫu thuật để khắc phục tình trạng này. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Giảm cân
Béo phì và thừa cân có thể gây ngáy khi ngủ. Do đó, giảm cân là một cách trị hiệu quả và đơn giản. Khi bạn thừa cân, các khối mỡ xung quanh cổ có thể chèn ép đường ở bên trong cổ họng. Điều này làm khiến không khí không thể lưu thông và dẫn đến việc tạo ra âm thanh ngáy khi ngủ.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Nguồn: Tổng hợp