Site icon Medplus.vn

Nghệ – Những công dụng và bài thuốc không ngờ từ Nghệ

Nghệ

Nghệ

Nghệ được xem là thành phần chính trong nhiều món ăn ở Châu Á. Nghệ còn là cây dược liẹu với nhiều công dụng và bài thuốc hiệu quả. Cũng cùng Medplus tìm hiểu nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ nhà, Khương hoàng, Co khản mỉn, Co hem (Thái), Uất kim, Khinh lương (Tày)

Tên khoa học: Curcuma longa L.

Tên đồng nghĩa: Curcuma domestica Valet.

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Đặc điểm cây

Ở miền Nam, loài nghệ vàng (Curcuma xanthorrhiza Roxb.) được dùng phổ biến hơn.

Nơi sống, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Củ nghệ trồng ở Ấn Độ cho các chỉ số sau: Nước 13,1%; protein 6,3%; chất béo 5,1%, chất vô cơ 3,5%; sợi 2,6%; carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo vitamin A 50 đơn vị quốc tế.

Cất kéo nghệ bằng hơi nước được 5,8% tinh dầu với các chỉ số sau: tỷ trọng ở 20° 0,929; lip 1,5054,

Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Cường, Nguyền Văn Đàn (Viện Dược liệu) đã xác định trong củ nghệ có hỗn hợp chất màu 3,5 – 4% và phân lập dược curcumin tinh khiết với hàm lượng 1,5 – 2%. Trong tinh dầu lá nghệ, Nguyền Xuân Dũng và cộng sự đã phân tích và xác định hơn 20 thành phần gồm các monoterpen a phellandren (24,5%), cineol (15,9%), p. cymen (13,2%) và p pinen (8,9%) là các thành phần chính (Viện Dược liệu Công trình nghiên cứu khoa học 1972 – 1986; CA, 124, 1996. 140 – 946s).

Tính vị, công năng

Thân rễ nghệ (khương hoàng) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ lên da non.

Rễ củ (uất kim) vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng, liều dùng

Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục đau bụng, bị đòn, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.

Ngày dùng 2 – 6 g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Dùng ngoài, nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.

Ngoài ra, còn dùng làm chất nhuộm màu để bao viên, có màu vàng chanh sáng đẹp, màu bền vững; nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy.

Rễ củ nghệ chữa khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu, điên cuồng và nhiệt bệnh hôn mê. Dùng ngoài, chữa vết thương làu lên da (giã giập bôi lên vết thương). Ngày dùng 2 – 10g dạng bột hoặc thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ không dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Những bài thuốc về Nghệ

1. Chữa trúng phong bại liệt một bên

Cây nghệ, rau sam, dây bìm bìm, lá cây dậu gió, cây xương bồ, huyết giác, đều 12g; quế chi 20g; hồi hương, đinh hương đều 12g. Tất cả tán nhỏ, trộn với một bát rượu và một chén nước tiểu mà bóp.

2. Chữa chứng trong bụng tích thành cục hoặc do đờm tích hay huyết tụ lại gây đau nhói

Củ nghệ, củ gấu đều bằng nhau, cam thảo một ít, tán bột làm viên. Dùng gừng 3 lát, tử tô 3 lá, muối 2g, sắc nước uống làm thang. Có thể uống thuốc với rượu lúc đói càng tốt.

3. Chữa đái ra máu

Nghệ tán nhỏ 40g, hành trắng 1 nắm. Sắc uống, chia 3 lần trong ngày.

4. Chữa ra nhiều mồ hôi

Nghệ vàng, củ sữa bò, ngũ bội tử đều tán nhỏ, trộn với ít nước, rịt vào rốn.

5. Chữa phụ nữ bị uất mà sinh điên cuồng, kinh giản

Nghệ 280g, phèn chua 120g, tán nhỏ viên với hồ, mỗi lần uống 12g với nước sôi.

6. Chữa lở ngứa, ghẻ

Củ nghệ, hạt máu chó, hạt củ đậu, đều bằng nhau, diêm sinh một ít, tán nhỏ, hoà với mỡ lợn hay dầu vừng mà bôi.

7. Chữa trĩ lở sưng đau

Nghệ, phèn xanh tán nhỏ, trộn với mật lợn và mỡ lợn mà bôi.

8. Chữa sai khớp xương, bong gân

Củ nghệ, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sò, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, lá đau xương, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, hạt chấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (nếu có sưng cơ thì bỏ lá đau xương, thêm giấm). Các vị trên giã, sao nóng mà chườm.

9. Chữa huyết ứ, gây đau vùng tim

Củ nghệ đốt tồn tính tán bột, mỗi lần uống 4 g với giấm thanh đun sôi hay nước tiểu trẻ em làm thang.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Exit mobile version