Site icon Medplus.vn

NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN: TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị khi bị ngộ độc thủy ngân bạn đọc nhé!

Ngộ độc thủy ngân

1. Ngộ độc thủy ngân là gì?

Thủy ngân là một kim loại tự nhiên và có mặt trong nhiều sản phẩm hàng ngày với số lượng nhỏ. Một số dây chuyền công nghiệp thường dùng thủy ngân trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như đốt than để lấy điện hoặc chế tạo bóng đèn.

Ở nhiệt độ phòng, thủy ngân tồn tại dưới dạng chất lỏng và dễ dàng bay hơi vào không khí, lan rộng ra môi trường xung quanh. Thủy ngân bốc hơi có thể xâm nhập vào mưa, đất và nước, từ đó gây nguy hiểm cho thực vật, động vật cũng như con người.

Tiếp xúc hạn chế với thủy ngân được cho là an toàn, nhưng nếu thủy ngân độc tích tụ nhiều sẽ rất nguy hiểm. Tiêu thụ thực phẩm hoặc sống trong môi trường ô nhiễm thủy ngân có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thủy ngân.

2. Nguyên nhân ngộ độc thủy ngân

Con người có thể bị nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian phơi nhiễm với kim loại này, các dạng phơi nhiễm có thể gặp bao gồm: phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn các thực phẩm tự nhiên có chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn ngừ vây dài (cá ngừ trăng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói (đặc biệt được đánh bắt tại khu vực Vịnh Mexico)…

Phơi nhiễm theo đường không khí do hít thủy ngân bay hơi (chuyển dạng hơi tại nhiệt độ phòng), là dạng nguy hiểm nhất và rất độc; phơi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua da (dạng thủy ngân bay hơi) hoặc do trám răng bằng hỗn hống, hoặc tiếp xúc với thủy ngân trong môi trường xung quanh (do nghề nghiệp, sống gần nguồn phơi nhiễm).

Thực tế, những loài cá ở vị trí càng cao trong chuỗi thức ăn, cá săn mồi càng to, sống ở biển sâu, thì tích lũy thủy ngân hữu cơ trong chúng càng lớn hoặc các thực phẩm có vỏ như một số loài ốc.

Trong cuộc sống ngày càng hiện đại hiện nay, phơi nhiễm với thủy ngân cũng khá phổ biến do môi trường làm việc, hoặc tệ hơn là do tai nạn gây rò rỉ, làm hóa hơi và phát tán kim loại này ra môi trường xung quanh đặc biệt từ các nguồn nguyên liệu công nghiệp có chứa thành phần thủy ngân như nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơ le thủy ngân, sản xuất bóng đèn huỳnh quang và các thiết khác.

3. Triệu chứng ngộ độc thủy ngân

Sau khi phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da, con người có biểu hiện ngộ độc cấp thủy ngân cấp trên da như dị cảm hoặc ngứa, rát, sưng, đau, hoặc cảm giác như côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da, đổi màu da, và bong tróc da.

Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng.

Giải thích cho hiện tượng này là do thủy ngân gây ức chế không hồi phục các enzym (COMT – catechol O methyl transferase) cần thiết cho quá trình dị hóa catecholamine (là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh).

Trẻ em ngộ độc thủy ngân có thể biểu hiện má, mũi và môi đỏ hồng; rụng tóc, răng và mòng, phát ban thoáng qua, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng, ngoài ra có thể gặp rối loạn chức năng thận hoặc các dấu hiệu tâm thần kinh như mất cảm xúc, giảm trí nhớ hoặc mất ngủ.

4. Điều trị ngộ độc thủy ngân

Ngừng ăn thực phẩm nhiễm thủy ngân

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị ngộ độc thủy ngân là loại bỏ tất cả các nguồn thủy ngân mà người bệnh tiếp xúc dẫn đến ngộ độc. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, người bệnh cần ngừng tiêu thụ những loại thức ăn này ngay lập tức.

Thay đổi môi trường sống

Nếu ngộ độc thủy ngân có liên quan đến nơi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường đã bị ô nhiễm thủy ngân, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển đến nơi ở mới để giảm phơi nhiễm hoặc thay đổi công tác đến khi các biện pháp đảm bảo an toàn hơn được áp dụng.

Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra một số tác dụng phụ lâu dài, chính vì thế việc điều trị và theo dõi sẽ dựa trên từng trường hợp nhiễm bệnh cụ thể.

Liệu pháp thải sắt (Chelation therapy)

Một số trường hợp ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng có thể cần điều trị bằng liệu pháp Chelation. Đây là phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng cách sử dụng các tác nhân thải sắt.

Những loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp thải sắt có nhiệm vụ liên kết với các kim loại nặng trong máu, chất độc sau đó được loại bỏ thông qua bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên điều trị bằng liệu pháp Chelation sẽ đi kèm với một số rủi ro và tác dụng phụ nhất định, do đó phương pháp này chỉ được các bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết.

Mặc dù thủy ngân là chất gây độc cho con người song cho đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị tiêu chuẩn đối với những trường hợp ngộ độc thủy ngân. Vì vậy tốt nhất là chủ động tránh tiếp xúc với thủy ngân độc hại, loại bỏ các yếu tố rủi ro bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, môi trường làm việc và sinh hoạt bị ô nhiễm thủy ngân nhằm giảm mức thủy ngân trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nên tìm hiểu về cách nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân để đến gặp ​​bác sĩ ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Ngộ độc thủy ngân có thể để lại hậu quả lâu dài, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em nhỏ.

Ngộ độc thủy ngân

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về ngộ độc thủy ngân, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version