Mấy hôm trời mưa gió, buồn không có việc gì làm thì bạn có thể vào trổ tài làm bánh khoai lang tím chiên đãi cả nhà. Những chiếc bánh nóng hổi, bắt mắt , hương thơm nồng nàn, có vị giòn giòn, bùi bùi sẽ khiến mọi người ăn không biết chán đấy.
Khoai lang tím được biết tới là thực phẩm giàu protein, chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe và nhan sắc. Cùng Medplus vào bếp học cách chế biến món bánh khoai lang tím ngon “thần sầu” này bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh khoai lang tím chiên
180gr khoai lang tím.
– 100gr bột mì.
– 100ml nước.
– 15ml dầu ăn.
– 2gr muối.
2. Dụng cụ làm bánh khoai lang tím chiên giòn
- Dao
- Xửng hấp
- Muỗng
- Tô
- Chảo
- Đĩa
- Giấy thấm dầu
3. Các bước làm bánh khoai lang tím chiên
- Khoai lang tím bỏ vỏ, cắt khúc.
- Sau đó mang khoai đi hấp cho đến khi khoai chín mềm.
- Khi khoai lang tím chín mềm thì cho vào tô, dùng muỗng (hoặc dụng cụ nghiền) để nghiền nhuyễn khoai lang tím.
- Trộn đều khoai lang tím đã nghiền nhuyễn, bột mì, muối và nước trong 1 cái tô lớn cho đến khi thu được 1 hỗn hợp mịn và đồng nhất
- Chia phần hỗn hợp bột ở bước 3 thành các phần nhỏ bằng nhau, vo tròn rồi ấm dẹt xuống.
- Đặt 1 cái chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho nóng. Sau đó thả từng phần bột bánh khoai lang tím đã ấn dẹt vào chiên.
- Chiên mỗi mặt khoảng 4 phút cho bánh chín đều, thơm gìn thì vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
4. Hướng dẫn ciên rán đúng cách để không gây hại sức khỏe
4.1 Làm khô chảo và khô thực phẩm
Hãy luôn nhớ làm khô chảo và khô thực phẩm trước khi thực hiện quá trình chiên rán để đảm bảo an toàn. Bởi nước và dầu ăn không thể hòa tan với nhau, chính vì thế nước gặp dầu ăn sẽ gây phản ứng. Khi dầu đang sôi, nếu bạn cho thực phẩm có nước hoặc đổ nước lọc vào, dầu mỡ sẽ lập tức bắn lên tứ tung.
4.2 Chú ý đến nhiệt độ
Ban đầu hãy cho lửa lớn để đun sôi dầu rồi sau đó giảm dần lửa để đảm bảo độ chín đều và kỹ của thực phẩm khi chiên. Nếu không thể kiểm tra được chính xác nhiệt độ của dầu hãy làm theo cách sau: dùng đầu đũa chạm nhẹ xuống đáy chảo. Nếu xung quanh đũa có bọt nổi lên tức là nhiệt độ của dầu đã đủ điều kiện để bạn bắt đầu thực hiện quá trình chiên rán.
5. Những lưu ý khi ăn khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
- Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
- Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ. Đồng thời, chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.