Site icon Medplus.vn

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non không giống với trẻ sinh đủ tháng do khác biệt thể chất và sự nhạy cảm của các giác quan, do đó bố mẹ cần nhanh nhạy để nắm bắt.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Trẻ sinh non thiếu tháng nên cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, có chỉ số cơ thể nhỏ hơn và sức khỏe cũng non yếu hơn bé sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, thính giác và xúc giác của trẻ sinh non vô cùng nhạy cảm.

Chính vì đặc điểm sức khỏe và cơ thể vô cùng nhạy cảm như vậy, nên bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết được cảm giác của bé thông qua nhịp thở, màu sắc da và qua những lần bé giật mình mặc dù những dấu hiệu này thường thay đổi rất nhanh chóng.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non còn có sự khác biệt giữa trẻ sinh ở thời điểm khác nhau, ví dụ như trẻ sinh khi được 24 tuần cũng sẽ khác với bé sinh ở 34 tuần tuổi. Các bé sinh non thiếu tháng chưa thể giao tiếp bằng mắt thường xuyên hoặc kéo dài được như các bé sinh gần đủ tháng.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non và cách trẻ phản ứng sẽ thay đổi dần dần khi bé lớn và cứng cáp hơn. Lúc này, cảm giác của bé được biểu hiện qua các dấu hiệu rõ ràng hơn để bố mẹ có thể nhận biết và đáp ứng kịp thời. Khi mới chào đời, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh đủ tháng với bé sinh non đó là bé sinh non không khóc nhiều như các bé sinh đủ tháng và bé cũng ngủ nhiều hơn. Thế nhưng khi bé lớn dần lên, bố mẹ có thể nhận thấy bé sẽ khóc “khỏe” hơn trước, bắt đầu giao tiếp bằng mắt nhiều, có thể thức trong thời gian dài và có nhận thức tốt hơn.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non sẽ thay đổi liên tục, mặc dù sẽ vất vả hơn, nhưng nhờ vậy mà bố mẹ sẽ hiểu con hơn và khả năng nhận biết nhu cầu của con cũng sẽ tốt hơn từng ngày. Thời điểm tốt nhất để bố mẹ tương tác và xây dựng mối quan hệ gần gũi với bé là khi bé thức giấc và có nhận thức tỉnh táo, bởi vì đây là thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất.

Ngôn ngữ cơ thể khi bé cảm thấy khó chịu

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non sẽ có thể thể hiện cả cảm giác không thoải mái, khó chịu hoặc căng thẳng của trẻ.

Nếu có thể nhận biết được những dấu hiệu này sẽ giúp bố mẹ đáp ứng được nhu cầu của bé kịp thời hơn. Những dấu hiệu này bao gồm:

Nếu bố mẹ đang bế bé mà thấy những dấu hiệu trên thì hãy đặt bé nằm xuống, sau đó quấn bé để bé cảm thấy an tâm và tự cân bằng trở lại.

Nếu bé đang ở trong lồng ấp và có những biểu hiện trên thì bố mẹ nên trao đổi với y tế để điều chỉnh môi trường xung quanh giúp cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như bố mẹ có thể điều chỉnh ánh sáng, âm thanh hoặc vị trí, tư thế nằm cho bé.

Dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy dễ chịu

Khi bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái, bố mẹ có thể nhận thấy điều đó thông qua những biểu hiện sau:

Khi bé nhìn vào một thứ gì đó (thường là khuôn mặt của bố mẹ, người thân), nhịp thở đều đặn và nằm yên không cựa quậy mạnh thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy thích thú.

Khi bé sinh non lớn dần lên, bé sẽ có khả năng thức lâu hơn và có thể tương tác với bố mẹ trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy bố mẹ hãy tận dụng những thời điểm này để chơi, nói chuyện, âu yếm, hát cho bé nghe hoặc giao tiếp bằng ánh mắt. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên kết hợp với các hoạt động yên tĩnh hơn như giúp bé cử động chân tay một cách nhẹ nhàng.

Tuy ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non có nhiều khác biệt so với trẻ sinh đủ tháng, nhưng đều có chung một mục đích đó là giúp biểu thị nhu cầu và mong muốn của bé tới bố mẹ. Mong rằng qua bài viết trên, bố mẹ có thể hiểu con hơn và có cách chăm sóc phù hợp cho từng nhu cầu của bé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version