Site icon Medplus.vn

Ngũ Bội Tử | Cách Dùng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

Ngũ bội tử là chỗ sùi ở lá, cành và thân cây muối hoặc cây diêm phu mộc do loài sâu ngũ bội gây ra. Vị thuốc này có tác dụng cầm tiêu chảy, thu liễm, chỉ huyết và cố tinh. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu ngũ bội tử nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Ngũ Bội Tử | Cách Dùng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Ngũ bội tử; Bầu bí; Bơ pật; Bách trùng thương; Văn cáp

Tên khoa học: Schlechtendalia sinensis Bell

Họ: Đào lộn hột (danh pháp khoa học: Anacardiaceae)

Đặc điểm dược liệu

Cây muối có sống nhiều năm, có chiều cao từ 2 – 8m. Thân gỗ, lá mọc so le, lá dạng kép lẻ, mỗi lá gồm có 7 – 14 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, không cuống, mép lá có răng cưa to và thô. Lá rộng khoảng 2.5 – 9cm và dài khoảng 5 – 14cm.

Hoa mọc thành cụm, kích thước nhỏ, màu trắng sữa, hay mọc ở đầu cành. Cụm hoa dài khoảng 20 – 30cm. Cây ra hoa vào tháng 8 – 9 và sai quả vào tháng 10. Quả có màu đỏ cam, bên trong có chứa 1 hạt.

Sâu ngũ bội thường sống ký sinh trên cây muối. Loài ký sinh này thường đục cành lá của cây và tạo thành từng chỗ sùi (được gọi là ngũ bội tử). Ngũ bội tử có kích thước nhỏ, dài khoảng 3 – 6cm và hình dạng không đều.

Bộ phận dùng

Chỗ sùi trên cành lá của cây muối do con sâu ngũ bội gây ra.

Thu hái và chế biến

Thông thường, sâu ngũ bội từ những loài thực vật trung gian và di chuyển đến cây diêm phu mộc và cây muối vào tháng 5 – 6 hằng năm. Loài ký sinh này đục cành lá và thân để đẻ trứng. Ở những vị trí bị sâu đục, tế bào của cây phát triển bất thường và tạo thành ngũ bội tử.

Dược liệu thường được thu hoạch vào tháng 9 hằng năm. Sau khi thu hoạch, đem hấp với nước sôi trong vòng 3 – 5 phút nhằm giết chết con sâu rồi mới đem phơi khô, cất dùng dần.

Phân bố

Ngũ bội tử có nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số tỉnh ở vùng Tây Bắc. Ngoài ra, dược liệu cũng được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Tỷ lệ tanin của ngũ bội tử Việt Nam là 50%, loại tốt lên tới 60 – 70%, có khi tới 80% sau khi đã trừ đi độ ẩm. Tanin trong dược liệu còn gọi là axit galotanic. Thủy phân axit sẽ cho axit galic.

Ngoài tanin ra, trong dược liệu này còn có axit galic tự do, 2 – 4% chất béo, nhựa và tinh bột.

Tính vị

Vị đắng chua, mặn, tính bình.

Quy kinh

Quy vào kinh Thận, Đại trường, Cạn và Phế.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Ngũ bội tử được dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột, làm hoàn. Dùng khoảng 1.5 – 6g/ ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên

Bài thuốc trị sẹo do bỏng

Bài thuốc trị bệnh trĩ

Bài thuốc trị đau bụng và đại tiện ra phân lỏng

Bài thuốc chữa chứng trẻ nhỏ bị trớ

Bài thuốc trị di tinh

Bài thuốc trị tưa miệng

Bài thuốc trị mồ hôi đêm

Bài thuốc chữa xuất tinh sớm

Bài thuốc trị bệnh lòi dom và sa tử cung

Bài thuốc trị chứng lòi dom ở trẻ em

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng ngũ bội tử cần lưu ý:

Ngũ Bội Tử | Cách Dùng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version