Site icon Medplus.vn

Ngũ gia bì gai: “Thần dược” đa công năng trị bách bệnh

Ngũ gia bì gai

Ngũ gia bì gai

A. Thông tin về Ngũ gia bì gai

Ngoài tên gọi phổ biến, người dân còn gọi cây này với các tên gọi như: Tam gia bì, Poót sinh, Poót tầng, Poót thông, Tùm sươu, Co nam slư (tiếng Thái), Mạy tảng nam, Póp tưn, Pót dinh (tiếng Tày). Đây là một trong những loài thảo mộc được dùng điều chế thuốc trị phong tê thấp, còn có thể kích thích tiêu hoá, bồi bổ sinh lực,…

Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.

Tên đồng nghĩa: Eleutherococcus trifoliatus (L.) Hu

Họ: Araliaceae (Nhân sâm).

1. Mô tả cây

Ngũ gia bì gai

2. Phân bố, sinh thái

Chi Acanthopanax (Decne. et Planch.) Miq. có khoảng hơn 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á. Một số loài có ở vùng Nam và Đông – Nam Á.

Ở Việt Nam, chi này có 3 – 4 loài kể cà loài A. baviensis Vig., hiện chưa thu lại được mẫu vật. Trong số những loài đã biết, đáng chú ý có loài ngũ gia bì gai phân bố tương đối tập trung ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc, như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai,…

Ở những tỉnh khác, người ta chỉ mới thấy có ở 1 – 2 điểm thuộc vùng núi Cao (trên 1000m), với số lượng quần thể không nhiều (Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,…).

3. Bộ phận dùng

Người ta dùng vỏ rễ hoặc vỏ thân thu hái vào mùa thu đông đã được rửa sạch, phơi hay sấy khô. Vỏ rễ ngũ gia bì gai được ghi vào Dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh 1997).

4. Tác dụng dược lý

Ngũ gia bì gai có tác dụng kích thích tâm thần. Trong thử nghiệm gây trạng thái trầm uất trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Porsolt, cũng như tam thất và đinh lăng, cây cũng có tác dụng làm giảm thời gian bất dộng của chuột. Nước sắc và dịch chiết cồn từ vỏ cây có các tác dụng làm tăng hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm, tăng khả năng bám trụ quay của chuột, rút ngắn thời gian gây ngủ của hexobarbital,…

Tuy ngũ gia bì gai có tác dụng gây hưng phấn tâm thần nhung không làm thay đổi hoạt tính của men monoamin – oxỵdasa (MOA) ở não và gan chuột thí nghiệm. Người ta nghiên cứu thấy một số tác dụng như:

Trên lâm sàng, cây được dùng điều trị ngộ độc benzen mạn tính và bệnh giảm bạch cầu có kết quả nhất định.

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị và công dụng

Theo các nghiên cứu, ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, được quy vào 3 kinh can, phế, thận. Loài thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc.

2. Liều dùng

Ngày dùng 12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Đây là bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, điều trị các bệnh phong tê thấp, khớp, kích thích phục hồi sinh lực cho nam và nữ,…

Ở Trung Quốc, ngũ gia bì gai (thích tam giáp) còn được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.

C. Đơn thuốc có chứa Ngũ gia bì gai

1. Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, đau xương

Ngũ gia bì thái nhỏ sao vàng 100g, rượu trắng 30° một lít. Ngâm trong 10-15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con chừng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Chữa chứng kẻ trảo phong, tau run rẩy không cầm nắm được, miệng lập cập

Ngũ gia bì gai 30g; ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g; nhục quế (bỏ vỏ ngoài) ống; gừng khô 3g. Sắc uống (Nam dược thần hiệu).

3. Chữa bạch đới, kinh nguyệt khó khăn

Rễ ngũ gia bì gai 9g, hồng ngưu tất 6g. Sắc nước uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).

4. Chữa thổ huyết lao thương

Rễ ngũ gia bì gai, ngưu tất, chu sa liên, tiểu huyết đằng, mỗi vị 9g.

Ngâm rượu uống, ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml (Quý Châu thảo dược – Trung Quốc).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version