Site icon Medplus.vn

Ngũ Linh Chi – Dược liệu với công dụng Hoạt Huyết, Hóa Ứ nổi tiếng

1 ngu linh chi - Medplus

Ngũ linh chi luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Thảo linh chi, Ngu linh tử, Hàn trước phần, Hàn hiệu trùng phần, Hàn hiệu điểu

Tên khoa học: Faeces Trogopterum

1. Đặc điểm dược liệu

Hiện tại nguồn gốc của Ngũ linh chi hay Thảo linh chi vẫn chưa được xác định. Tại nước ta, Thảo linh chi được nhập từ Trung Quốc.

Ngũ linh chi được cho là phân của loài Dơi Pteropus psetap Hon Lay thuộc họ Dơi – Pteropodidae. Đây là một loại Dơi rất lớn, sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á. Đây là loài dơi sống nhờ vào mật hoa, phấn hoa và các loại trái cây. Tuy nhiên, hiện tại có một số tài liệu nghiên cứu cho biết Ngũ linh tử là phân của Sóc bay Tmẹopterus xonthipes Milne – Edwrds thuộc họ Sóc bay Petauristiđae.

Ngũ linh chi là phân có màu nâu đen, đóng thành từng cục, không lẫn đất cát, không tạp chất, bóng nhuận, được cho là dược liệu tốt. Phân lẫn tạp chất hoặc bị phân thành nhiều hạt được cho là có chất lượng kém.

2. Phân bố

Thảo linh chi thường được tìm thấy ở Trung Quốc tại các tỉnh Hà Bắc, Cam Túc, Sơn Tây.

3. Bào chế thuốc

Thông thường, Ngũ linh chi sẽ được thu lượm vào tháng 10 – 12. Người ta thường đi vào các hang núi sâu để thu lượm mang về loại bỏ các tạp chất và phơi khô. Căn cứ vào hình dạng của phân mà phân thành Ngũ linh chi khối (hay đường Ngũ linh chi) và tán Ngũ linh chi(Ngũ linh chi vụn).

Cách bào chế Ngũ linh chi như sau:

Theo Trung y

Nhặt bỏ hết sạn, đất, cát, tạp chất, tẩm rượu hoặc tẩm giấm rồi sao vàng. Ngoài ra có thể dùng Ngũ linh tử sống, không cần sao, tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu của đơn thuốc.

Theo Y học cổ truyền Việt Nam:

4. Bảo quản

Ngũ linh chi dễ bị ẩm mốc, oxy hóa, lên mùi làm mất tác dụng dược liệu. Do đó, cần lưu trữ dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh nóng.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị cam, tính ôn, không chứa độc (theo Khai Báo Bản Thảo)

Vị chua, hơi ngọt, không độc, khí bình (theo Bản Thảo Hội Ngôn)

2. Thành phần hóa học

Trong Ngũ linh tử chứa nhiều

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Theo y học cổ truyền:

Chủ trị:

4. Cách dùng – Liều lượng

Ngũ linh chi có thể cho vào thuốc thang hoặc làm thành viên hoàn. Nếu cho vào thuốc thang cần cho vào túi vải.

Liều lượng khuyến cáo là 6 – 12 g mỗi ngày.

chất nhựa, vitamin A, Ure và Acid Uric.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị ứ huyết kinh gây đau bụng

Sử dụng 20 g Thảo linh chi, Đan sâm 16 g, Bồ hoàng 20 g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Chữa thống kinh, đau bụng kinh

Sử dụng Ngũ linh tử, Huyền hồ, Đào nhân, Đan bì, Bồ hoàng, Hương phụ, mỗi vị 12 g, Ô dược 8 g sắc thành thuốc, dùng uống.

3. Chữa đau thắt tim do huyết ứ trệ sau sinh, kinh nguyệt không đều, tử cũng xuất huyết

Dùng Bồ hoàng và Ngũ linh tử, phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 6 g với rượu hoặc giấm.

4. Chữa viêm gan do virus

Sử Ngũ linh tử, Nhân trần, Bồ hoàng (sao vàng) tán thành bột mịn, dùng uống.

5. Điều trị rắn rết cắn

Sử dụng 2 phần Thảo linh chi, 1 phần Hùng hoàng, tán thành bột mịn, trộn đều, dùng bôi ngoài vết thương 3 lần mỗi ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Ngũ linh chi khi sắc có mùi hôi khó chịu, dễ gây buồn nôn, do đó không nên dùng nhiều.

Ngũ linh tử sợ Nhân sâm. Do đó, không dùng chung hai vị thuốc này.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên dùng cẩn thận.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version