Site icon Medplus.vn

Ngủ ngon hơn và 4 điều cần biết

Ngủ ngon là một điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều lợi ích đến từ giấc ngủ như giảm stress, đẹp da và góp phần ngăn chặn một số căn bệnh như bệnh béo phì, chứng đau nửa đầu. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trường hợp mất ngủ hàng đêm hoặc cố gắng ngủ (mặc dù đã dành tận vài tiếng đồng hồ trên giường), nhưng vẫn thất bại. Vậy nguyên nhân vì đâu dẫn đến việc mất ngủ? Liệu có biện pháp nào giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều cần biết về giấc ngủ và ngủ ngon hơn. 

1. Dấu hiệu bạn cần ngủ ngon hơn

Thông thường, chúng ta chỉ mất 15 phút là có thể chìm vào giấc ngủ kể từ khi đặt lưng xuống giường (hoặc đặt đầu xuống gối). Do vậy, nếu bạn vẫn còn cảm thấy tỉnh táo sau thời gian này, bạn là một trong những đối tượng cần tìm đến những biện pháp giúp bạn ngủ ngon hơn.

Bằng cách rèn luyện để giúp cơ thể đi sâu vào giấc ngủ nhanh, bạn có thể có thêm khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút (hoặc hơn thế nữa) cho việc ngủ. Đừng lo lắng, tất cả đều bắt đầu từ việc thay đổi dần dà một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày.

2. Thay đổi thói quen ngủ của bạn

Để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, bạn sẽ cần phải điều chỉnh lại cơ thể và tạo ra một số thói quen ngủ tốt hơn. Điều này có thể sẽ khiến bạn tốn một ít thời gian và đương nhiên là bạn không thể ngủ ngon ngay lập tức được. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục cố gắng và kiên trì, bạn sẽ loại bỏ được các thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ và dễ ngủ ngon hơn. Một số thói quen tốt bao gồm:

2.1 Chỉ sử dụng giường của bạn để ngủ

Khi bạn đọc sách, xem TV hoặc thậm chí là suy nghĩ linh tinh trên giường, cơ thể của bạn sẽ tin rằng chiếc giường được dành ra cho các hoạt động này.

Vì thế, hãy rèn luyện cơ thể bạn và để nó tin rằng giường ngủ chỉ dành cho việc ngủ. Cần tránh việc thực hiện các hoạt động khác trên giường ngoại trừ việc ngủ. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

2.2 Chú ý đến ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng lớn đối với đồng hồ sinh học của con người. Do đó, bạn có thể điều chỉnh lại đồng hồ sinh học bằng việc tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày và giảm việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Chẳng hạn, ra ngoài trời nhiều hơn và sử dụng đèn sáng vào ban ngày, thay vào đó, làm mờ đèn vào buổi tối và tránh việc sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm như điện thoại, laptop.

Cần tránh việc sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm trước khi đi ngủ. Việc sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ không những làm giảm số lượng mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Trong trường hợp bạn cần đọc sách trước khi đi ngủ, lời khuyên là sử dụng sách giấy truyền thống thay vì đọc sách bằng điện thoại.

2.3 Tránh các tác nhân “trộm mất giấc ngủ” của bạn

Một số tác nhân có thể ngăn cản bạn trong việc ngủ ngon như:

  • Chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá
  • Căng thẳng
  • Tập thể dục nặng vào buổi tối
  • Thực phẩm có tính axit có thể khiến dạ dày khó chịu
  • Ăn nhiều và ăn nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn nhiều đường
  • Thức ăn cay

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến lượng nước được nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ. Việc uống quá nhiều nước sẽ khiến bạn dễ đi tiểu đêm nhiều lần và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của bạn.

2.4 Đi ngủ và thức giấc đúng giờ

Để ngủ ngon hơn, bạn cần tạo ra thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Cụ thể hơn, bạn sẽ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ví dụ, bạn có thể đi ngủ vào 10 giờ tối và thức dậy vào 6h sáng mỗi ngày. Tránh việc đi ngủ vào 10h tối hôm nay mà lại ngủ vsơm hoặc trễ hơn vào hôm sau. Nó có thể khiến bạn thức dậy sớm hoặc trễ hơn vào ngày tiếp theo đó.

Bạn có thể thiết lập một thói quen ngủ tốt băng các bước sau:

  • Chuẩn bị trước khi ngủ : Cần tránh cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng mà hãy tập thư giãn mỗi đêm trước khi ngủ. Ví dụ như đọc sách, ngâm mình trong bồn nước ấm. Cho dù đó là thói quen thư giãn nào thì bạn cũng cần phải thực hiện nó mỗi đêm trước khi ngủ.
  • Tạo môi trường thoải mái : Việc tạo một không gian thoải mái sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Một chiếc giường êm ái và một nhiệt độ phù hợp (không quá nóng hoặc quá lạnh) sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Thay đổi dần dần : Việc thay đổi thói quen ngủ một cách đột ngột sẽ khó giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đi ngủ sơm hơn một chút mỗi ngày (có thể là sớm hơn 15 phút hoặc 30 phút) và thức dậy sớm hơn một chút mỗi ngày. Thay đổi dần dà đến khi bạn đạt được mốc thời gian ngủ mong muốn là được. Đừng bắt bản thân phải ngủ sớm liền ngay lập tức.

Lời kết

Việc thay đổi thói quen ngủ một cách tích cực sẽ giúp bạn ngủ nhanh hơn và ngủ ngon honnw. Từ đó, bạn sẽ thấy cơ thể có nhiều năng lượng và sức khỏe hơn, cũng như có thể tránh được một số vấn đề sức khoẻ và tránh được một số nguy cơ bệnh tật khác.

Xem thêm:

Nguồn: How to fall asleep faster?

Exit mobile version