Site icon Medplus.vn

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước?

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước?

Đối với người bị tiểu đường, quản lý việc ăn gì, uống gì bên cạnh việc sử dụng thuốc là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh. Vì thế, nhiều bệnh nhân có thắc mắc rằng bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Người bệnh tiểu đường nên uống gì?

Hãy cùng MedPlus tìm hiểu ngay qua các thông tin dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên uống nước không hoặc chứa ít carbohydrate và calo để ngăn chặn việc tăng đột ngột lượng đường trong máu. Vì thế, nước lọc sẽ là “ứng cử viên” tốt nhất vì nó không chứa hai thứ này. Tuy nhiên liệu người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước lọc?

Câu trả lời là có. Theo một số nghiên cứu gần đây, lợi ích của việc uống nhiều nước mang lại cho người bệnh tiểu đường phải kể đến:

  • Giảm mức đường huyết nhờ vào việc tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, tạo điều kiện để cơ thể loại glucose dư thừa qua nước tiểu.
  • Mức đường huyết cao cũng làm tăng nguy cơ mất nước. Do đó, người bệnh thường xuyên có cảm giác khát nước và có nguy cơ mất nước cao hơn. Uống nhiều nước cũng sẽ giúp bạn giải quyết các triệu chứng này.

Có thể nói, bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không thì cũng như người khỏe mạnh, nếu bạn mắc phải tiểu đường vẫn còn bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể mỗi ngày.

Vậy người bệnh tiểu đường nên uống nước như thế nào là đủ?

Lượng nước uống trung bình khuyến nghị mỗi ngày như sau:

  • Nếu bạn là phụ nữ, khuyến nghị mỗi ngày nên uống tối thiểu 1,6L – khoảng 8 ly nước (200mL).
  • Đối với nam giới, khuyến nghị nên uống tối thiểu 2L – khoảng 10 ly (200mL) mỗi ngày.

Khuyến cáo này có thể tính trên tổng lượng nước mà cơ thể dung nạp mỗi ngày, bao gồm cả các thức uống khác như trà, nước trong trái cây, canh súp,… bên cạnh nước lọc.

Những sự lựa chọn thay thế nước lọc phù hợp cho người tiểu đường

Ngoài câu hỏi người tiểu đường có nên uống nhiều nước, bác sĩ cũng thường nhận được các thắc mắc từ bệnh nhân như: tiểu đường uống nước dừa được không, bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không,… Bởi đôi lúc nước lọc không thể giúp bệnh nhân giải quyết cơn thèm ngọt, nhưng theo khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên chọn cho mình các món nước uống chứa ít hoặc không calo, đường. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Trà không đường hoặc trà dành cho người ăn kiêng.
  • Cà phê không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng.
  • Thêm vài lát chanh, cam hoặc các loại thảo dược gia vị như lá bạc hà, tía tô đất, húng quế vào nước lọc cũng là một gợi ý “chữa cháy” cho những lúc nhạt miệng.
  • Nước soda không ngọt (loại không thêm đường) cho người ăn kiêng.
  • Sữa tách béo hoàn toàn hoặc chứa 1 lượng nhỏ chất béo (1%) là sự lựa chọn thích hợp để bổ sung canxi và vitamin D cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên uống khoảng 3 bịch sữa mỗi ngày (mỗi bịch 180ml). Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân (không đường) là lựa chọn thay thế nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose.
  • Nếu bạn muốn uống nước trái cây, hãy đọc kỹ nhãn và chọn loại nước ép trái cây nguyên chất 100%, không chứa đường nhé! Lưu ý chỉ nên uống 1 phần ứng với 150ml nước ép trái cây các loại mỗi ngày.

Người bị bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không? Nên tránh loại thức uống nào?

Dù kết luận bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không là có thì bạn vẫn phải hạn chế các thức uống không lành mạnh, chứa nhiều cacbohydrate và calo, tránh dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây là nguy cơ lớn để bạn mắc phải các biến chứng trên tim mạch của tiểu đường. Cụ thể các thức uống cần hạn chế bao gồm:

  • Nước ngọt đóng chai. Một lon nước ngọt thông thường chứa đến 150 calo và 40 gam đường – tương đương với 10 muỗng đường, lượng này vượt quá mức đường cho phép 1 ngày của người khỏe mạnh.
  • Một cốc nước ép hoa quả cũng có thể chứa đến 100 calo và 30 gam đường, cũng không kém cạnh so với nước ngọt đóng chai.
  • Phụ nữ bị tiểu đường nên uống ít hơn 1 ly rượu mạnh mỗi ngày, tương đương 30ml rượu mạnh 40 độ (hoặc 1 lon bia hay 1 ly rượu vang 14 độ). Nam giới có thể uống gấp đôi lượng này. Điều này đặc biệt cần lưu ý với những người đang dùng insulin hoặc các loại thuốc làm giảm đường huyết. Cần theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết để kịp thời xử trí sau khi uống rượu, bia.

Chắc hẳn qua các thông tin trên đây bạn đã có thể tự giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không. Việc ăn gì, uống gì để kiểm soát chưa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết với người bệnh tiểu đường. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn “gỡ rối” được một phần vấn đề này nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Water – Effect on Blood Glucose and How Much Should I Drink

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

 

Exit mobile version