Người tiểu đường bị chóng mặt là một trong những tình trạng thường gặp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết thay đổi thất thường, nhưng cũng đôi lúc là do thuốc hoặc các vấn đề y tế khác gây ra.
Vậy tại sao người tiểu đường thường xuyên bị chóng mặt? Khi nào thì cần gặp bác sĩ và xử trí tình trạng này ra sao? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!
[elementor-template id="263870"]
Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?
Chóng mặt thường do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng trong trường hợp người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên, nguyên nhân thường bao gồm:
Hạ huyết áp
Huyết áp thấp hay tụt huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg hoặc 60 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Đặc biệt là huyết áp tụt giảm đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm mà đứng lên (còn gọi là hạ huyết áp tư thế đứng) thường gây nên các triệu chứng như:
- Chóng mặt, choáng váng
- Ngất xỉu
- Nhìn mờ
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Thiếu tập trung
Đây là một trong các tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi và ở bệnh nhân tiểu đường.
Mất nước
Người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên liên quan đến nguyên nhân lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết) làm cho thận tăng hoạt động để thải glucose ra ngoài. Từ đó, nước được bài tiết ra nhiều hơn gây mất nước.
Khi cơ thể mất nước, não gặp khó khăn để hoạt động như bình thường và gây ra chứng choáng váng. Ngoài ra, tăng đường huyết còn gây nên các triệu chứng như:
- Khát nước nhiều hơn.
- Đi tiểu nhiều hơn.
- Suy nhược hoặc cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
- Giảm cân.
- Mắt nhìn mờ.
Hạ đường huyết
Trong khi tăng đường huyết có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho bệnh nhân thì một số trường hợp người tiểu đường đang dùng thuốc điều trị bệnh bị hạ đường huyết quá mức (dưới 4 mmol/L hay 72 mg/dL) cũng trở nên nguy hiểm.
Người bị hạ đường huyết thường biểu hiện các triệu chứng như:
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng.
Ngoài ra, các triệu chứng của hạ đường huyết cũng có thể bao gồm:
- Nhợt nhạt
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
- Nhịp tim cao hơn bình thường
- Nhìn mờ
- Lú lẫn, co giật, mất ý thức và một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị hôn mê.
Một số thuốc đang dùng
Một số loại thuốc kể cả thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm bệnh nhân chóng mặt và mất cân bằng. Điều quan trọng là không nên tự ý ngừng thuốc và mà hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để đưa ra cách xử trí phù hợp. Đồng thời, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!
Khi nào người tiểu đường bị chóng mặt cần gặp bác sĩ?
Nếu người tiểu đường bị chóng mặt tái phát thường xuyên hoặc nghiêm trọng, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của đường máu quá cao hoặc quá thấp và cần được can thiệp điều trị đúng cách.
Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xác định nguyên nhân gây nên những cơn chóng mặt thường xuyên và đưa ra giải pháp cho tình trạng này tùy vào nguyên nhân. Người bệnh có thể cần thêm một số thuốc hoặc các biện pháp để kiểm soát đường huyết ổn định hơn.
Người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên có thể chỉ là triệu chứng thoáng qua nhưng cũng đồng thời là dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên quan tâm đúng cách để từ đó can thiệp kịp thời, tránh gây ra các biến chứng tiểu đường khác nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Dizziness and Diabetes
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: