Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra tại phổi của người bệnh. Bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, làm thế nào khi bị lao phổi? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị lao phổi nên ăn gì?
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis thông qua các con đường như: người lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà phát tán ra bên ngoài, lây truyền cho người hít. Các vi khuẩn lao này có thể qua đường máu hay bạch huyết để lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể người bệnh và gây bệnh lao tại đó. Phổi bị tổn thương dẫn đến cơ thể mệt mỏi, ho liên tục, sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Điều này gây thêm nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là sự tổn thương đường tiêu hóa, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng
Người bị lao phổi nên ăn gì: Bông cải xanh (Súp lơ)


Bông cải xanh là một loại rau rất tốt; có nhiều dinh dưỡng, rất giàu sắt, protein, carbohydrate, canxi, crom. Đặc biệt, có vitamin A rất tốt với người đang bị lao phổi. Ngoài ra, bông cải xanh rất giàu vitamin C và chất xơ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Hỗ trợ đào thải các chất gây hại ra khỏi cơ thể, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Súp lơ có đặc tính kháng viêm làm giảm viêm và giảm đau cho cơ thể.
[elementor-template id="263870"]
Món ăn từ bông cải xanh
- Bông cải xanh xào nấm chay
- Canh bông cải xanh.
- Súp bông cải xanh.
- Nước ép bông cải xanh.
- Thịt bò xào bông cải xanh
- Gà áp chảo với bông cải xanh
Lưu ý khi ăn bông cải xanh
Để giữ lại hàm lượng khoáng chất, dưỡng chất trong súp lơ. Khi chế biến cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Không cắt, thái nhỏ súp lơ trước khi rửa, nên ngâm súp lơ trong nước muối khoảng 10 phút.
- Không chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của các dưỡng chất, vitamin có trong chất xơ.
- Không ăn nhiều, nên ăn thêm các loại rau, trái cây khác.
Người bị lao phổi nên ăn gì: Cam


Cam tham gia vào quá trình giải phóng sắt và kẽm, có ích cho hệ thống miễn dịch. Ăn cam có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng chất xơ trong cam cũng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi và các khó chịu đường ruột. Chất chống oxy hóa có trongcam giúp điều tiết lưu thông máu; làm phục hồi nhanh chóng các tổn thương do vi khuẩn lao gây ra ở các cơ quan chức năng của phổi.
Những món ăn dinh dưỡng
- Tôm sốt cam
- Bò sốt cam
- Salad ức gà sốt cam
- Thịt gà áp chảo sốt cam
- Sườn non sốt cam
Lưu ý khi ăn cam
- Tốt nhất là sử dụng cam tươi để tiêu thụ để đảm bảo dinh dưỡng. Tránh các sản phẩm cam được đóng gói, chế biến sẵn vì trong đó chứa chất bảo quản.
- Không nên uống hay ăn cam ở các hàng quán bên ngoài để đảm bảo vệ sinh.
- Khi mua cam cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảm cam không có thuốc kích thích hay trừ sâu gây hại cho sức khỏe.
- Theo viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, chỉ nên tiêu thị 85mg vitamin C mỗi ngày, tương đương với 2 quả cam. Nếu tiêu thụ thêm các loại trái cây và thực phẩm khác cùng ngày, hãy xem lượng vitamin C có trong mỗi loại để đảm bảo cân bằng nhé.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì không nên ăn cam vì có thể làm bệnh nặng hơn.
Người bị lao phổi nên ăn gì: Cải bó xôi


Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) vốn được mệnh danh là “siêu thực phẩm” cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe. Ăn cải bó xôi giúp cung cấp một lượng sắt thiết yếu cho cơ thể. Sắt sẽ tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu máu khỏe mạnh. Chế độ ăn giàu sắt sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lao, giúp hồi phục các chức năng của phổi
Những món ăn từ cải bó xôi
- Súp cải bó xôi
- Canh cải bó xôi nấu thịt bằm
- Canh cải bó xôi nấu tôm tươi
Lưu ý khi ăn cải bó xôi
Theo các chuyên gia y khoa, mỗi ngày khi ăn cải bó xôi chỉ nên ăn nửa chén rau cải bó xôi. Bởi nếu ăn quá nhiều, sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:
- Sỏi thận
- nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tiêu chảy
- Dị ứng salicylate
Người bị lao phổi không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị lao phổi
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị thận ứ nước nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì để phục hồi tình trạng viêm loét?
- Người bị viêm gan B nên ăn gì để tránh các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bị giãn dây chằng thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng đau?
- Người bị viêm amidan nên ăn gì để giảm các biến chứng nguy hiểm?
- Người bị viêm lợi nên ăn gì để giảm các cơn đau do viêm nhiễm?
Nguồn: Tổng hợp